22 thg 5, 2021

Sắp khai trương Google Store đầu tiên trên thế giới!

Cái gì?

Google Store đã có từ đời nảo đời nao rồi. Đó là chỗ người ta thường tải các app về đó mà. Sao bây giờ lại sắp khai trương?

Ở, phải. Nhưng đó là Store ảo, Cửa hàng ảo. Còn bây giờ ta nói đến Cửa hàng thiệt, Cửa hàng vật lý - hay nói theo thành ngữ Việt Nam là Cửa hàng bằng xương bằng thịt!

Jason Rosenthal, phó chủ tịch Kênh trực tiếp & Tư cách thành viên của Google, vừa cho biết thông tin trên. Sau đây là bài viết của ông đăng ngày 20/5/2021.

Google Store tại New York. Ảnh Photoshop của Google (bởi vì thực tế thì chưa có!)

19 thg 5, 2021

Google I/O 2021: Hữu ích trong những thời điểm quan trọng

Google I/O là hội nghị thường niên do Google tổ chức dành cho các lập trình viên. Đây là sự kiện quan trọng hàng năm của Google với những bài thuyết trình chuyên sâu về công nghệ, trọng tâm là phát triển web, nền tảng di động cùng những ứng dụng thương mại được xây dựng bằng các công nghệ web mở từ Google.

Do đại dịch COVID-19, Google I/O năm nay được tổ chức dưới hình thức trực tuyến từ ngày 18 - 20/5. Hội nghị vừa khai mạc cách đây khoảng mười mấy tiếng. Dưới đây là bài phát biểu khai mạc của Sundar Pichai (bản dịch sang tiếng Việt của Google).
____

Google I/O 2021: Hữu ích trong những thời điểm quan trọng

Một thiết kế chỉ hoàn hảo khi thích ứng cả cho người khuyết tật

Ngày thứ Năm 20/5 năm nay là Ngày nhận thức khả năng tiếp cận toàn cầu (GAAD: Global Accesibilty Awareness Day), đó là ngày mà các nhà thiết kế và phát triển được nhắc nhở rằng các thiết kế của họ - đặc biệt đối với các sản phẩm kỹ thuật số - phải sao cho những người khuyết tật vẫn có thể tiếp cận được ở mức tốt nhất.

Hơn một tỷ người có khuyết tật trên toàn thế giới!

Nếu xét rằng người khuyết tật là người bị mất hoặc khiếm khuyết năng lực sử dụng tay chân hay các giác quan thì hiện nay trên thế giới có đến hơn một tỷ người khuyết tật, nghĩa là trong 8 người thì đã có một người khuyết tật.


Trí tuệ nhân tạo giúp người mù “xem” Facebook dễ hơn

Có trên 2,5 tỷ người sử dụng Facebook, trong đó không ít người khiếm thị. Để giúp những người khiếm thị này theo dõi được nội dung đăng trên Facebook người ta dùng các ứng dụng đọc màn hình (screen reader). Ứng dụng này sẽ đọc những dòng status, comment… được đăng trên Facebook để người khiếm thị nghe. Thế nhưng hình ảnh thì sao? 5 năm qua, Facebook đã có những nỗ lực nhằm giúp người khiếm thị “xem” được hình ảnh trên mạng xã hội này.

Khái niệm về văn bản thay thế

Mỗi hình ảnh được tải lên mạng Internet đều có một thuộc tính là Alt Text – viết tắt của Altenative Text, nghĩa là Văn bản thay thế. Alt Text là một dòng văn bản ngắn gọn, mô tả sơ về bức ảnh được tải lên đó. Ở buổi ban đầu của Internet, tốc độ đường truyền rất chậm, việc tải một bức ảnh (vốn có kích thước file lớn hơn văn bản rất nhiều) lên mạng tốn rất nhiều thời gian, thậm chí không tải lên được. Khi ấy Alt Text, vốn là văn bản nên sẽ được tải lên nhanh chóng hơn. Người xem sẽ đọc văn bản ấy để hình dung được về hình ảnh chưa/không được tải lên là gì.

18 thg 5, 2021

Tranh thủ "xài ké" đồ của người khiếm thính

Ứng dụng Live Transcribe (tên tiếng Việt là Tạo phụ đề trực tiếp) do Google tạo nên với sự hỗ trợ của trường đại học Gallaudet - trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính và người bị suy giảm thính lực – có công dụng chính là giúp những người khiếm thính giao tiếp được bình thường. Nếu khéo léo tận dụng một chút ta có thể dùng ứng dụng này cho… nghề báo!

Live Transcribe là ứng dụng rất hiệu quả cho người khiếm thính

Ứng dụng Live Transcribe ra mắt lần đầu tiên vào ngày 4/2/2019 và có bản cập nhật gần nhất vào ngày 2/6/2020. Ứng dụng hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể tải về từ kho ứng dụng của Google (tìm Live Transcribe hoặc Tạo phụ đề trực tiếp).

Khi người dùng khiếm thính mở ứng dụng Live Transcribe thì tất cả những âm thanh xung quanh sẽ được ghi lại dưới dạng văn bản để người ấy có thể đọc được. Tất cả âm thanh ở đây nghĩa là: nếu là lời nói thì sẽ được ghi lại thành văn bản, còn nếu là âm thanh khác thì sẽ được ghi bằng chú thích ở góc dưới màn hình, thí dụ như: [Tiếng khóc], [tiếng chim hót]… Tức là rất giống với khi xem phim nước ngoài có phụ đề tiếng Việt.

Khi người xung quanh nói chuyện, toàn bộ lời nói sẽ được ghi lại thành văn bản tức thời trên màn hình để người khiếm thính có thể đọc ngay. Ảnh chụp từ clip của Google.

17 thg 5, 2021

Chrome tự động ghi phụ đề tiếng Anh

Hãy tưởng tượng bạn đang xem video một buổi hội thảo nhưng xung quanh quá ồn ào khiến bạn không nghe được diễn giả nói gì dù đã mở volume to hết cỡ; hoặc bạn đang dự một buổi họp chán ngấy và mở laptop ra để lén xem một bài... thuyết trình khác hay hơn, tất nhiên là phải mở volume thiệt nhỏ hoặc thậm chí tắt luôn, nhưng như vậy làm sao nghe? Hoặc đáng buồn hơn, bạn có thể là một trong 466 triệu người khiếm thính trên quả đất này nên không nghe được video nói gì hết!

Nếu video đó có phụ đề thì nói gì nữa, nhưng đâu phải video nào cũng có phụ đề, nếu không muốn nói là đa số đều không có phụ đề.

Từ năm 2019 Google đã có ứng dụng Live Transcribe - tên app bằng tiếng Việt là Tạo phụ đề trực tiếp và Thông báo có âm thanh. Ứng dụng này ghi nhận mọi lời nói và âm thanh phát ra và hiển thị bằng chữ trên màn hình smartphone nhằm hỗ trợ người khiếm thính có thể đọc được. Ứng dụng này rất hay (tui sẽ viết trong bài khác), nhưng nó là một ứng dụng độc lập chạy trên smartphone và giả sử bạn đang xem video trên laptop bạn phải liên tục nhìn lên laptop để xem video và nhìn xuống smartphone để đọc chữ. Coi bộ không ổn!

11 thg 5, 2021

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng

Vào mùa hè, nơi tui ở luôn có tiếng ve kêu. Mấy năm trước, khi tui còn ở tầng 10 chung cư, lũ ve còn bay vô phòng âu yếm ve vãn tui như vầy nè.

10 thg 5, 2021

Một thế giới tương lai không dùng mật khẩu - Đơn giản hơn, an toàn hơn


Có thể bạn không nhận ra điều này, nhưng mật khẩu chính là mối đe dọa lớn nhất đối với sự an toàn trực tuyến của bạn - chúng dễ bị đánh cắp, lại vừa khó nhớ, việc quản lý chúng cũng thật nhàm chán. Nhiều người tin rằng mật khẩu nên càng dài, càng phức tạp càng tốt - tuy nhiên trong nhiều trường hợp, điều này thực ra lại có thể làm tăng nguy cơ bảo mật. Người dùng những mật khẩu phức tạp thường có xu hướng sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản; trên thực tế, 66% người Mỹ thừa nhận sử dụng cùng một mật khẩu cho hàng loạt các trang, việc này khiến cho tất cả những tài khoản đó rơi vào nguy hiểm nếu bất cứ mật khẩu nào bị phá.

5 thg 5, 2021

Thoáng hiện em về trong đáy cốc

Bạn tui ực một cái hết ly rượu rồi ngắm nghía đáy ly, tấm tắc:
  • Quang Dũng thiệt là thần thi, ổng cũng ngắm cái đáy ly như mình mà lại tưởng tượng ra hình ảnh người yêu dầu: Thoáng hiện em về trong đáy cốc, rồi lại tưởng nhớ tới em đang nói chuyện với mình nữa:Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Rồi mọi người cùng cảm thán: Hay như vậy, tài hoa như vậy nên đời mới lận đận, bị buộc tội là
tạch tạch sè, là ủy mị, yếu đuối!

3 thg 5, 2021

Nhiều năm trời chỉ để làm ra một biểu tượng cảm xúc (emoji)

Khi Jennifer Daniel, giám đốc sáng tạo biểu tượng cảm xúc của Google, lần đầu tiên tham gia Ủy ban kỹ thuật Unicode (Unicode Technical Commitee, UTC), cô ấy đã tự hỏi, đối với biểu tượng cảm xúc bắt tay thì sao? Tại sao không có hỗ trợ tông màu da? Jennifer nói: “Chúng tôi mong muốn biến nó thành hiện thực và tin rằng có thể làm điều đó, nhưng cả nhóm dường như bị mắc kẹt không biết làm thế nào để thực hiện".