26 thg 9, 2012

Phủ Dầy - dấu xưa còn chăng?

1. 
Phủ là nơi thờ Mẫu. Khái niệm này rất lạ lẫm đối với một người Nam bộ như tôi, nhưng là một điều rất thiêng liêng với Mẹ Bụ.

Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Nam Định là một nơi đặc biệt, ở đó có một quần thể các phủ với mật độ di tích đậm đặc, có lẽ là nhiều nhất nước. Trong vòng bán kính 1 km có đến gần 20 di tích.

2.
Mẹ Bụ hướng dẫn chúng tôi đi viếng các phủ chính. Đầu tiên là phủ Công Đồng - như là một nghi thức trình diện. Rồi đến phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, sau đến lăng Mẫu Liễu Hạnh.

Đến mỗi nơi, Mẹ Bụ lại lộ vẻ thất vọng: Ô hay! Sao họ lại làm mới rồi? Không còn cổ kính như cách đây ít lâu nữa?

Trên đường đi, Mẹ Bụ chỉ vào một số nơi, nói: Đấy là phủ giả, do dân dựng lên.

3.
Phủ Công Đồng


Mẹ Bụ đang nhìn xem cái gì còn dấu xưa, cái gì xây mới?


Nhang án bên trong phủ,

4. 
Phủ Tiên Hương



5. 
Phủ Vân Cát

Cổng phủ được xây dựng lại mới tinh, trông rất... hoành tráng

Thủy lâu trước phủ - những phần cũ và mới xen lẫn vào nhau

Đang nghĩ suy, điều gì còn lại với thời gian?

6. 
Lăng Mẫu Liễu Hạnh
So với các phủ ở trên thì lăng Mẫu Liễu Hạnh xây chưa lâu lắm. Theo sách sử thì sau khi Nam Phương hoàng hậu đến cầu khấn ở đền Sòng, sinh được hoàng tử Bảo Long. Thánh mẫu báo mộng, cho biết mộ của Mẫu ở vị trí này. Năm 1938 Bảo Đại cho xây lăng bằng đá xanh và đá hồng.

Lăng có 5 vòng, bên trong là mộ của Mẫu hình bát giác.

Những búp sen hồng hồng tạo nên cho lăng một vẻ đẹp nhuần nhụy, thánh thiện mà không kém phần cung kính



Bạn có thấy những búp sen này ánh lên màu hồng hồng, nhấp nhô trông thật nữ tính không?

Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét