Cổng chùa
Mặt trong của cổng chùa, ghi rõ năm khai sơn là 1657, năm tái tạo là 2009.
Tượng Phật Di lặc trước cổng chùa.
Mặt trong của cổng chùa, ghi rõ năm khai sơn là 1657, năm tái tạo là 2009.
Những thông tin ít ỏi tìm được cho biết chùa do Tổ đạo Tấn Thượng Trí Hạ Kim đời 36 khai sơn năm 1657,bằng tranh tre, vách lá đơn sơ. Chùa nhiều lần bị bom đạn phá huỷ và được xây dựng lại.
Biên Hòa sử lược của cụ Lương văn Lựu ghi rằng đây còn gọi là chùa Núi đất Bình Thạch: Ngày xưa, bên triền núi đất Bình Thạch bỗng xuất hiện một mạch nước thiêng. Ai có bệnh tới múc nước mạch đem về uống sẽ khỏi. Dân làng liền dựng một miếu thờ cạnh mạch nước. Năm sau, sự linh ứng càng rõ rệt, dân làng góp sửa lại, dựng thành một ngôi chùa, đặt pháp hiệu là Phổ Quang Tự.
Những công trình ở chùa đều chỉ mới được xây dựng lại từ 2008 đến nay, và hiện nay vẫn đang được trùng tu và xây dựng mới. Có lẽ vì thế mà các tư liệu trước đây ít biết và không nhắc đến chùa. Điều đáng quý là dù xây mới nhưng chùa vẫn giữ được dáng vẻ và nét kiến trúc cổ xưa.
Ở một hòn đá lớn cạnh chùa, có một vết chân rất to, gọi là vết chân tiên. Người xưa nói rằng những ai hiếm muộn, đến ướm chân vào đây thì sẽ có con. Người ta cũng kể rằng xưa kia dưới giếng nước trong chùa có cặp lươn trắng tiết nước ra giếng, mỗi khi trẻ con bị bệnh, múc nước giếng này uống, thì sẽ khỏi. Nếu ai đó đem chôn người chết lên ngọn đồi gần giếng, thì giếng sẽ cạn nước, lúc bấy giờ nhà chùa phải làm đủ thứ nghi lễ xin giếng thiêng hồi phục thì giếng mới trở lại như cũ.
Các công trình trong chùa đều mới xây, trong ảnh là Quang Minh Đường, kiến tạo năm 2011
Tượng Phật Như Lai
Tượng Phật nhập Niết Bàn
Sân chùa rất rộng, đủ chỗ cho hàng ngàn phật tử trong những dịp lễ trọng.
Chánh điện
Phạm Hoài Nhân
Mặc dù ở huyện Vĩnh Cửu nhưng ngôi cổ tự này cách trung tâm thành phố Biên Hòa không xa, khoảng 7km, lại thuận tiện, dễ đến. Bạn đi theo đường Huỳnh văn Nghệ (tỉnh lộ 24) về hướng Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên. Qua khỏi ranh giới Biên Hòa - Vĩnh Cửu khoảng 1km, bạn nhìn bên tay phải sẽ thấy bảng chỉ đường vào Phổ Quang cổ tự.
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét