26 thg 3, 2014

Chỉ là đất sét...

Xưa kia có một gia đình lưu dân đến khẩn hoang lập nghiệp ở Sóc Trăng. Người chủ gia đình là ông Ngô Kim Tây lập một am nhỏ để tu tại gia. Đời này sang đời khác đều có người trong họ chăm lo nhang khói, tu hành. Đó chỉ là một am nhỏ, không có sư trụ trì.

Đầu thế kỷ trước, ông Ngô Kim Tòng là người trụ trì đời thứ tư của ngôi chùa gia đình này. Ông sinh năm 1909, vào giai đoạn gia đình cực kỳ khó khăn. Năm ông 18 tuổi, cha ông là Ngô Kim Đính làm phu lục lộ vì tuổi già sức yếu phải thôi việc. Từ 18 đến 20 tuổi ông Ngô Kim Tòng phải lao động vất vả để lo sinh kế cho gia đình và đổ bệnh nặng. Suốt thời gian nằm bệnh khi tỉnh khi mê ông mơ những giấc mơ về một ngôi chùa thờ Phật và rồi khi tỉnh dậy ông bắt tay nặn tượng Phật để thờ.

Đi ra mảnh ruộng phía Tây, cách chùa 1km, ông đào đất sét gánh về. Đất sét phơi khô, bỏ vào cối giã gạo giả nhuyễn, rây bỏ rễ cỏ, rễ lúa, tạp chất, rồi trôn chung với bột nhang, ô dước làm vật liệu đắp tượng. Không học mỹ thuật, không có bản vẽ thiết kế, chỉ với đôi tay và tấm lòng ông đã dày công đắp tượng suốt 42 năm!

20 thg 3, 2014

Chiếc phone tốt nhất


1.

Cu Tí là một tín đồ của Apple. Nó chơi iPhone từ thuở cái phone xinh xắn này mới ra đời. Sau này, có nhiều thiết bị Android khác của Samsung, Sony, HTC… , Cu Tí chẳng thèm ngó ngàng gì tới. Cu Tí công khai tuyên bố trên mạng xã hội, trên các diễn đàn công nghệ, và khi nói chuyện với nhau, rằng: Chỉ những thằng dở hơi, không đủ tiền mua iPhone mới xài đồ Android!

Theo Cu Tí, Apple là nhà khai sáng, là nơi tạo nên chuẩn mực công nghệ mới, cái bọn vặt vãnh Android chỉ là bắt chước một cách thô thiển mà thôi.

19 thg 3, 2014

Đồ Bàn miền Trung đường về đây

Chăm Pa là tên gọi chung các vương quốc Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và Thuận Thành, theo từng thời kỳ lịch sử. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim quốc gia này độc lập từ năm 192 và kết thúc năm 1832. Tuy vậy, có thể coi năm 1472, khi Lê Thánh Tôn bình Chiêm thì Chiêm Thành đã không còn nữa, Thuận Thành chỉ còn là 1 phiên thuộc của Việt Nam từ đó mà thôi.

Lãnh thổ Chăm Pa bao gồm miền Trung và Nam Trung bộ Việt Nam, như bản đồ sau đây:



18 thg 3, 2014

Bí ẩn ngôi mộ cổ

Không vĩ đại như kim tự tháp Ai Cập, cũng không nổi tiếng bằng Angkor, nhưng ngôi mộ cổ ấy có niên đại hơn 2.000 năm và chứa đựng những bí ẩn cũng như những điều kỳ diệu từ thuở xa xưa.

Đó là Mộ Cự Thạch Hàng Gòn (Cự thạch ở đây nghĩa là khối đá lớn).

17 thg 3, 2014

Chùa Vàm Ray

Vàm Ray là một trong 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Trước giờ đây không phải là một ngôi chùa nổi tiếng, bằng chứng là tìm bằng Google không thấy thông tin gì về ngôi chùa này. Ấy, đó là ta nói về ngôi chùa cũ, trước khi được ông Trầm Bê bỏ tiền ra xây lại, còn thông tin về ngôi chùa Vàm Ray mới thì nhiều lắm. Tuy nhiên, không có thông tin về lịch sử ngôi chùa (dù rằng theo một số nguồn thì đây là ngôi chùa cổ, được khởi dựng từ thế kỷ 15), chỉ là nói về kiến trúc hoành tráng của chùa, về pho tượng Phật nằm lớn nhất châu Á, về chi phí rất lớn do ông Trầm Bê đã bỏ ra xây chùa....


Cổng chùa Vàm Ray

16 thg 3, 2014

Chùa Cò

Hầu như tất cả các chùa Khmer ở miền Tây Nam bộ đều có một rừng cây bao quanh. Có rừng ắt có chim, cò làm tổ, nhiều hay ít mà thôi. Chùa Kompong Chrây, cách thành phố Trà Vinh khoảng 5 km, là một ngôi chùa có rất nhiều cò trong vườn như thế. Thế nhưng ngôi chùa này không được người dân gọi là chùa Cò, vì họ đã đặt cho nó một cái tên khác: chùa Hang (do cổng chùa giống như cái hang). Ngôi chùa ở Trà Vinh được người dân gọi tên là chùa Cò ở xa hơn nhiều, cách TP Trà Vinh đến 40 km, thuộc huyện Trà Cú.

Chùa Cò còn được gọi là chùa Giồng Lớn, chùa Phnôđôl, tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam. Đó là những tên thông dụng và dễ nhớ do người dân gọi, còn tên đầy đủ của chùa là thế này: chùa Bhagraja Duonkev Phnô Đưng (nhớ được... chết liền!).

Chùa Cò là một ngôi chùa Khmer cổ nổi tiếng, được xây dựng năm 1677. Các công trình ở chùa đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống đặc sắc của một ngôi chùa Khmer.

11 thg 3, 2014

Đêm mộng Hồ Tây

Có một điệu nhạc tui nghe từ thuở nào xa xưa lắm, chắc là hồi còn rất nhỏ. Nghe say sưa và thích đến thuộc lòng. Theo ký ức của tui thì điệu nhạc đó như vầy:


Đêm nay trăng sáng quá em ơi
Có trăng soi cội liễu
Có anh ngồi hát ru
cho em tìm giấc ngủ
Ngủ đi em,
một giấc ngủ triền miên
không biết đêm hay ngày...

Lúc nhỏ chắc là chưa hình dung ra vẻ gợi cảm của một đêm trăng bên cành liễu rũ anh ngồi hát ru cho em ngủ, nhưng giai điệu du dương êm ái cứ ghi sâu vào lòng.

Mấy mươi năm sau, có người yêu, có vợ... đã có những lần tui hát ru như vậy cho người mình yêu thương, cảm giác thật đậm đà khó tả. Đó là một bài hát ru đẹp nhất mà tui từng biết.

Thế nhưng bài hát đó tựa là gì, tác giả là ai, chỉ có bấy nhiêu câu đó thôi hay còn nữa? Ký ức làm khó tui, khi nó chỉ ghi nhớ những câu hát ấy chứ không ghi nhớ gì thêm. Tui cũng chẳng nghe ai hát lại những lời ca này, nó chỉ còn lại trong tui như một giấc mơ, một giấc ngủ triền miên không biết đêm hay ngày...

10 thg 3, 2014

Tin giựt gân


Lúc 14 giờ 30 phút trưa nay, trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa, một vụ án mạng đã diễn ra.

Chị Lê thị Tý cùng chồng là anh Nguyễn văn Tèo đi trên một chiếc ghe. Ra tới giữa dòng sông, chị Tý đã dùng thuốc mê làm anh Tèo mê man bất tỉnh. Sau đó, chị đã dùng một con dao Thái Lan mang theo sẵn trong người, thẻo mất của quý của anh Tèo quăng xuống sông.

Được biết cá đã đớp mất "vật lạ" này.

Công an đang điều tra để làm rõ vụ việc.

Tin: PV

7 thg 3, 2014

Lang thang tới rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là một dạng rừng ngập nước tiêu biểu của miền Tây Nam bộ. Hàng năm, vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7 - tháng 10 âm lịch), đây là nơi thu hút rất nhiều khách tham quan.

Rất nhiều bài viết, hình ảnh về rừng tràm Trà Sư trên mạng, do đó ở đây không nhắc lại. Nếu thích, bạn có thể đọc bài Chơi rừng Trà Sư hoặc Rừng tràm Trà Sư, bữa tiệc màu xanh mùa nước nổi.

Ở đây tui muốn nêu vài suy nghĩ cá nhân của mình, so sánh giữa 2 rừng tràm: Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) và Gáo Giồng.(Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Về cảnh quan:

Trà Sư ăn đứt Gáo Giồng về cảnh quan, với một thứ đặc sản không đụng hàng. Đó là lớp bèo xanh phủ trên mặt nước thành một tấm thảm xanh mượt mà, lung linh, mát rượi. Chim cò cũng nhiều hơn và rất dạn dĩ. Chèo xuồng giữa rừng tràm như lướt trên tấm thảm xanh, chim bay ríu rít trên đầu, và thỉnh thoảng có những chú chim đứng bên rừng, sát mái chèo ngó nghiêng du khách rất ấn tượng.


6 thg 3, 2014

Lang thang tới rừng tràm Gáo Giồng

Rào đón: Khu Du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng trước đây không hề là khu du lịch, mà cũng không phải là rừng tràm. Đó là một vùng đất hoang hoá, nhiễm phèn nặng, chỉ có cỏ năng, cỏ lác cùng với vài cụm tràm, gáo v.v chen lẫn với một ít lung, bàu, kênh rạch tự nhiên và "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh". 

Huyện Cao Lãnh đã cho khai phá vùng đất này, nhiều ý kiến đề xuất như đào kênh, rửa phèn, trồng lúa...  Cuối cùng, để bảo vệ môi trường sinh thái, người ta tiến hành trồng tràm, một loại thuỷ sinh đặc trưng của khu vực Đồng Tháp Mười. Để khai phá vùng đất mới này, huyện Cao Lãnh đã thành lập lực lượng thanh niên xung phong (gọi tắt là lực lượng 705).


Qua muôn vàn khó khăn, lực lượng 705 đã từng ngày thu hẹp diện tích hoang hoá, chua phèn. Rừng tràm hình thành, các con kênh được đào đắp chủ yếu bằng thủ công đã đem về nguồn nước ngọt. Nhiều loài động vật hoang dã lần lượt tụ hội; chung quanh rừng tràm, nhiều hộ dân về cất nhà sinh sống. Đến năm 2003, huyện Cao Lãnh chủ trương phát triển du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng, và từ đây ta có một điểm du lịch mới...

5 thg 3, 2014

Bù Gia Mập

Bù Gia Mập là tên một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, cũng là tên của một Vườn quốc gia ở đó.

Vườn quốc gia nào cũng là những chốn thiên nhiên tuyệt vời để chúng ta mê say. Để biết qua về vườn quốc gia Bù Gia Mập bạn có thể đọc bài này: Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Rừng lồ ô ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam

Điều mà tui thấy ngồ ngộ và muốn kể với các bạn là cái tên Bù Gia Mập.

Cái tên này đọc lên dễ... phì cười!

4 thg 3, 2014

Tản mạn lạc đề ngày 8 tháng 3


Ngày 8 tháng 3 là ngày mà người ta ca ngợi người phụ nữ hết lời. Hết lời đến nỗi tui không còn biết dùng lời gì để ca ngợi nữa!

Thế nhưng tui biết có một câu mắng chửi - chửi nặng lắm à nhen - dùng để mắng người đàn ông như vầy:

  • Đồ đàn bà! 
Câu chửi này càng nặng ký hơn nếu nó được xuất phát từ miệng một người... phụ nữ!

Nỗi buồn gác trọ

Chuyện kể rằng có một căn gác trọ nọ:

Gác lạnh về khuya cơn gió lùa
Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa


Nếu trong căn gác trọ ấy có một nàng thiếu nữ thì:

Có người con gái buông tóc thề
Thu về e ấp chuyện vu quy


Nhưng trong căn gác trọ không phải có một mà tới bốn cô thiếu nữ nên chuyện xảy ra không như trong nhạc phẩm Nỗi buồn gác trọ. Chuyện đăng lên báo rằng:

3 thg 3, 2014

Trải thảm đỏ đón nhân tài

Bá Quát ở tỉnh Đoài, cùng Văn Siêu ở tỉnh Đông, là hai chuyên gia công nghệ thông tin lỗi lạc được người đời ca ngợi tài năng qua câu ví: Tin như Siêu Quát vô Biu Ghết (có khi người ta đọc trại ra thành: Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán). Tiếc thay, tỉnh Đoài không biết trọng dụng nhân tài, Bá Quát sống cuộc đời nghèo khó, lại thêm bất đắc chí vì những kiến nghị ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý của anh chẳng được tỉnh Đoài để mắt tới.

Một hôm, Bá Quát nghe tin tỉnh Đông thông báo chính sách trải thảm đỏ đón nhân tài. Bá Quát đón nhận tin này với hai niềm vui lớn: Một là có cơ hội để cống hiến tài năng và được đãi ngộ xứng đáng, hai là được đến tỉnh Đông làm việc cùng Văn Siêu, một bậc đàn anh mà Quát rất mến phục.


1 thg 3, 2014

Đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến...

Có một nhà thơ không sinh ra ở Bình Định, đời thơ của ông ở Bình Định cũng ngắn ngủi, thế nhưng khi nhắc đến ông người ta lại nhắc đến đất Quy Nhơn, Bình Định. Vì cuộc đời sầu thảm của ông đã kết thúc tại Quy Nhơn, cũng tại nơi đây có ngôi mộ nơi ông an nghỉ ngàn thu. Không phải một mà đến hai ngôi mộ!

Tìm vào cô đơn, đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến.
Người xưa nào biết, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa.
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ.
Xót thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia.
Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao.
Mặc Tử nay còn đâu?


Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) sinh năm 1912 tại Quảng Bình. Lớn lên, ông đi học ở Quảng Ngãi, Bình Định, Huế, rồi làm báo, làm thơ ở Sài Gòn. Ông bị bịnh phong (cùi), được đưa vào trại phong Quy Hòa ở Quy Nhơn vào tháng 9 năm 1940 và qua đời tại đây 2 tháng sau đó.