Cổng chùa Vàm Ray
Cổng chùa Vàm Ray từ trong nhìn ra
Một thông tin nữa về chùa Vàm Ray được đăng tải rất nhiều đó là sự phản cảm của việc đưa hình ảnh, tên tuổi của gia đình ông Trầm Bê lên chính điện chùa, việc ông Trầm Bê tự tiện phá bỏ nền chùa cổ để xây chùa mới trên nền mới, và rằng người dân gọi tên chùa là... chùa Trầm Bê!
Phản ứng về những bài phê phán này, hòa thượng Thach Sok Xane, phó chủ tịch hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Trà Vinh đã có thư trần tình, các bạn có thể đọc nội dung tại đây
Ngôi chánh điện
Ngôi chánh điện
Mặc dù trong thư hòa thượng Thạch Sok Xane rất giận, cho rằng trong bài báo gọi tên chùa Trầm Bê là xuyên tạc sự thật, nhưng khi tôi ở TP Trà Vinh đã nghe giới thiệu về ngôi chùa này là... chùa Trầm Bê rồi! Rồi khi trên đường đến huyện Trà Cú để viếng chùa, khi hỏi thăm đường đi cũng nghe người dân gọi là chùa Trầm Bê. Người dân gọi như vậy vì người bỏ tiền xây chùa là ông Trầm Bê, họ còn gọi là chùa Phật Nằm vì ở đó có tượng Phật nằm rất lớn, cả tên Vàm Ray cũng không phải tên chính thức của chùa, đó là tên ấp Vàm Ray, nơi ngôi chùa tọa lạc. Tên chính thức của ngôi chùa là: Compongpodhipruks "Bonraichas" (ghi theo bảng tên ở chùa chớ không tài nào nhớ nổi! Hic!).
Tượng Phật nằm dài 54 met, dài nhất châu Á
Xin chú ý 1 chấm trắng nhỏ xíu ở hành lang, khoảng giữa thân tượng Phật. Đó chính là... tôi, bạn có thể hình dung pho tượng này lớn đến thế nào!
Ngôi chính điện, nhìn từ tượng Phật nằm.
Trong thư của mình, hòa thượng Thạch Sok Xane nói báo chí bịa chuyện khi cho rằng trong chánh điện của chùa có hình ông Trầm Bê. Khi tới nơi tôi thấy ông nói đúng: trong chánh điện chỉ có hình và tượng Phật, không có ông Trầm Bê. Còn mặt ngoài chánh điện, có 4 mặt thì như sau:
- Mặt chính của chánh điện, có bia công đức ghi tên ông Trầm Bê và vợ là bà Viên Đông Anh (bia rất to)
- Vách phải của chính điện có tên và ảnh của cha ruột, mẹ ruột ông Trầm Bê và vợ chính của cha ông Trầm Bê
- Vách trái của chính điện có bảng công đức ghi tên ba người con của ông Trầm Bê
- Mặt sau của chánh điện có ảnh phóng to gia đình ông Trầm Bê
Chỉ có 4 mặt thôi hà, đâu có nhiều đâu hả các bạn?
Mặt trước chính điện có bia công đức ghi tên vợ chồng ông Trầm Bê
Đến thăm chùa Vàm Ray, quả thật có ấn tượng với vẻ đẹp lộng lẫy, huy hoàng của ngôi chùa, có thích thú với những kiến trúc tôn giáo đặc thù Khmer... nhưng về mặt cảm xúc có cái gì đó lạc lõng.
Tượng Chằn (Yeak) bảo vệ chùa
Rào quanh chính điện theo một kiểu kiến trúc Angkor. Theo thần thoại Ấn Độ, quỷ và thần cùng chung sức nhau kéo một con rắn dài, làm xoay chuyển trục vũ trụ.
Nếu tôi đi du lịch nước ngoài, viếng những cung điện xa hoa hay thăm những cao ốc chọc trời tôi sẽ hết sức ngưỡng mộ và thưởng thức một cách say mê. Còn khi đến những ngôi chùa, điều tôi mong cảm nhận được là nét cổ kính trang nghiêm, là không gian yên ả trầm lặng, không phô trương ồn ào... Ở đây tôi không có cảm giác đó. Miền quê Trà Cú vẫn bình yên lặng lẽ, mấy chú bé Khmer dắt bò đi ăn cỏ ngơ ngác nhìn tôi... Còn ngôi chùa và tượng Phật thì uy nghi và ngạo nghễ....
Một chú bò gặm cỏ cạnh tường rào chùa Vàm Ray
Phạm Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân, Đắc Nhân, Minh Kỳ
Ảnh: Hoài Nhân, Đắc Nhân, Minh Kỳ
Việc ghi bia công đức những người có công xây dựng chùa là một truyền thống của Phật giáo cũng như các tín ngưỡng khác. Ông Trầm Bê cũng đáng được ghi công ở ngôi chùa này. Tuy nhiên, cách ghi cả bốn mặt, nhất là ngay mặt chính thì rất phản cảm.
Trả lờiXóaNhất trí với ý kiến của anh Toro NPK.
Xóachẳng sao cả Bác ah. @0 nam sau ba muoi nam sau con chau ta sẻ nhận ra ngay khỏi cần phải đào bới
Trả lờiXóa