Văn Miếu Vĩnh Long được xây dựng trong một tình thế đặc biệt: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ; tỉnh Vĩnh Long cũng bị chiếm đóng nhưng sau đó được trao trả theo Hoà ước Nhâm Tuất (1862). Khi Vĩnh Long được trả, nhiều trí thức Nam kỳ ở Biên Hoà, Gia Định và Định Tường đã quy tụ về đây. Quan Đốc học Vĩnh Long là Nguyễn Thông đã hợp với các sĩ phu gấp rút xây dựng Văn Thánh Miếu làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là trung tâm hoạt động văn hoá, đề cao Đức Khổng Tử và các bậc tiền hiền nhằm giáo dục lễ nghĩa và duy trì “đạo học”. Công trình khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866).
Cổng tam quan Văn miếu Vĩnh Long nhìn ra đường Trần Phú và sông Long Hồ
Hơn trăm năm sau (năm 1998), tại Biên Hòa, Văn miếu Trấn Biên được tái tạo lại trên nên cũ rất uy nghi, hoành tráng - còn Văn miếu Vĩnh Long qua nhiều lần trùng tu nhỏ vẫn giữ nguyên kiến trúc ngày xưa. Vì thế, so với Văn miếu Vĩnh Long thì Văn miếu Trấn Biên quy mô lớn hơn, to đẹp hơn, nhưng Văn miếu Vĩnh Long mới thực sự là văn miếu xưa của phương Nam còn giữ đến tận bây giờ.
Có một chi tiết đáng chú ý là nhiều người dân ở Vĩnh Long không gọi đây là Văn miếu mà gọi là Đền thờ Phan Thanh Giản. Lý do là cụ Phan liên quan rất nhiều với Văn miếu này. Cụ là người chủ trương xây Văn miếu, cụ tuẫn tiết khi giữ và để mất thành Vĩnh Long, cụ cũng được thờ tại đây.
(Thật ra ở Nam bộ còn một Văn miếu nữa là Văn miếu Cao Lãnh, đã xây dựng rất lâu và hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng không được kể đến. Văn miếu này do tri phủ Kiến Tường Hồ Trọng Đính cho xây dựng từ tháng 6 đến tháng 10/1857. Có lẽ vì Văn miếu này nhỏ và chỉ ở cấp địa phương chăng?)
Thần đạo (trục đường chính) dẫn đến điện Đại Thành (điện thờ chính của Văn miếu)
Bia Văn miếu do Phan Thanh Giản chấp bút
Bản dịch văn bia của Trương Ngọc Tường (click vào ảnh để phóng to và đọc)
Văn Xương Các ở bên phải thần đạo.
Khẩu thần công bên cạnh Văn Xương Các, tương truyền là vũ khí bảo vệ thành Vĩnh Long những năm 1860
Điện Đại Thành
Khuôn viên Văn Miếu rất yên ả, xanh mát.
Để biết thêm chi tiết về cấu trúc và lịch sử hình thành Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, xin đọc: Vĩnh Long - Văn Thánh miếu.
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét