25 thg 1, 2015

Buồn tàn canh


Ờ, buồn tàn canh chớ không phải "Buồn tàn thu" của nhạc sĩ Văn Cao, dù rằng nó cũng có nghĩa buồn tê tái như vậy.

Nói cho đầy đủ thì nó là buồn tàn canh gió lạnh - ờ, nửa đêm canh tàn mà lại thêm gió lạnh nữa thì buồn quá xá chớ còn gì nữa. Hồi trước 1975, nhóm từ "buồn tàn canh" được hiểu là buồn lắm, buồn thấy mẹ, buồn quá trời quá đất... nghĩa là nó hơn rất buồn một bậc.

Nhưng không phải chỉ là buồn, chữ "tàn canh" còn được hiểu theo nghĩa là rất nhưng mà nhiều hơn rất nữa trong nhiều tình huống khác nhau! Thí dụ: xem một bộ phim hay, người ta khen: Trời, phim đó hay tàn canh luôn! (hiểu là hay vượt bậc). Nói về một người phụ nữ hung dữ, người ta là: Con mẹ đó dữ tàn canh luôn! (hiểu là dữ vô cùng, dữ kinh khủng). vv và vv...

Lâu rồi, không nghe ai nói "tàn canh" theo nghĩa ngày xưa ấy, tôi tự hỏi: Không biết các bạn già cùng lứa với mình có từng dùng và có còn nhớ cụm từ này không nhỉ?

Tôi chợt nhớ từ này khi tối nay trời lạnh quá, buộc miệng nói: Lạnh tàn canh! Nói xong, tự hỏi "Ủa, tàn canh là cái gì mà nghe quen quen vậy ta?"


Phạm Hoài Nhân

2 nhận xét:

  1. Cha nội Hai Ẩu này nhớ dai tàn canh luôn nha :)

    Trả lờiXóa
  2. Tàn canh chỉ có nghĩa "cũng trớt quớt" là hết đêm ! Ngày xưa ban đêm chia làm 5 canh, như nói "hồi trống canh". Còn buồn tàn canh là buồn cả đêm, na ná là rất buồn nên cả đêmcu~ng chưa vơi. Về sau không hiểu chữ nên "nói ngu tàn canh luôn". Chẳng qua tiếng Việt có đến 70% chữ Hán. Sau này không hiểu nghĩa chế đại nghĩa vào !

    Trả lờiXóa