1.
Tôi đi lang thang trong khu dân cư Gia Hòa, quận 9, TPHCM. Nơi đây vừa đặt một loạt tên đường là tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng. Đường Thanh Nga, đường Út Trà Ôn, đường Diệp Minh Tuyền, đường Xuân Quỳnh, đường Huy Cận, đường Trịnh Công Sơn...
Trước đây các con đường này được đánh số. Kể ra đánh số thì dễ tìm hơn, vì chẳng hạn mình sẽ biết kế con đường số 5 là đường số 6, còn bây giờ mình sẽ không biết Thanh Nga ở kế bên Út Trà Ôn hay Xuân Quỳnh. Nhưng tên đường là tên người thì thú vị hơn nhiều (nhất là tên các văn nghệ sĩ rất quen thuộc và gần gũi với mình), các tên đường này sẽ được cập nhật vào bản đồ, dần trở nên quen thuộc, cũng dễ tìm thôi mà!
23 thg 2, 2015
Tên phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?
Theo số liệu thống kê cuối năm 2006, Việt Nam có 10.899 đơn vị hành chánh cấp xã, phường, thị trấn. Từ đó đến nay có một số thay đổi nhỏ như thành lập thêm, sát nhập hoặc nâng cấp (thị trấn thành thị xã)... các đơn vị hành chánh này, tuy nhiên về tổng thể con số gần 11.000 đơn vị hành chánh cấp xã, phường, thị trấn vẫn là chính xác.
Tên thị trấn - phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?
Một xả ở làng quê Nam bộ. Ảnh: PHN
Tên thị trấn - phường - xã Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?
22 thg 2, 2015
Tên quận - huyện Việt Nam bắt đầu bằng chữ gì nhiều nhất?
Nếu xét theo tên tỉnh thì chữ Quảng được dùng làm chữ đầu tên tỉnh nhiều nhất. Ta có 5 tỉnh có tên bắt đầu bằng Quảng:
Quảng Ninh
Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi
(dù có đúng 5 tỉnh bắt đầu bằng chữ Quảng nhưng Ngũ Quảng lại không phải 5 tỉnh như thế này à nghen!)
Quảng Ninh
Quảng Bình
Quảng Trị
Quảng Nam
Quảng Ngãi
(dù có đúng 5 tỉnh bắt đầu bằng chữ Quảng nhưng Ngũ Quảng lại không phải 5 tỉnh như thế này à nghen!)
20 thg 2, 2015
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
1.
Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường vốn quê quán ở... Biên Hòa. Chiều mồng Hai Tết Ất Mùi ông về cố hương thăm lại dòng sông Đồng Nai. Ông ngơ ngác ngó dáo dác, cóc có thấy sông Đồng Nai đâu hết, Chỉ thấy có chiếc máy xúc nằm chình ình như cái vòng kim cô nhốt núi Châu Thới phía xa xa, còn nơi là dòng sông thuở nào của ông là một bãi đá, bụi mịt mù.
Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường vốn quê quán ở... Biên Hòa. Chiều mồng Hai Tết Ất Mùi ông về cố hương thăm lại dòng sông Đồng Nai. Ông ngơ ngác ngó dáo dác, cóc có thấy sông Đồng Nai đâu hết, Chỉ thấy có chiếc máy xúc nằm chình ình như cái vòng kim cô nhốt núi Châu Thới phía xa xa, còn nơi là dòng sông thuở nào của ông là một bãi đá, bụi mịt mù.
17 thg 2, 2015
Hội hoa Xuân vui ơi là vui!
Tui bước tới cổng công viên Tao đàn. Chưa bước vô mà đã nghe không khí Xuân náo nức rồi. Nhạc Xuân rập rình bên trong công viên và xập xình cả bên ngoài, ở những hàng quán gần đó. Không chỉ nhạc Xuân mà cả nhạc đám cưới nữa. Bài này lộn qua bài kia, vui ơi là vui!
12 thg 2, 2015
Chùa Đất Sét, ngày trở lại
Tôi đến chùa Đất Sét ở Sóc Trăng lần đầu vào năm 2001. Đây là ngôi am tự nhỏ mà tất cả các tượng Phật đều được làm bằng đất sét (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng), có đôi đèn cầy được thắp sáng liên tục suốt mấy chục năm... Toàn bộ công trình này được thực hiện bởi bàn tay của một con người trong suốt 42 năm: cư sĩ Ngô Kim Tòng, (xem bài viết Chỉ là đất sét)
Rất ấn tượng với công trình nghệ thuật - tín ngưỡng này, tôi liên tục trở lại đây nhiều lần vào các năm 2002, 2003 để giới thiệu cho những người thân quen. Hồi ấy tiếp chúng tôi là một ông cụ già, tự giới thiệu là em ruột ông Ngô Kim Tòng. Lần nào cũng vậy, ông đều kể tỉ mỉ cùng chúng tôi lai lịch của những bức tượng, cách thức người anh của mình là Ngô Kim Tòng đã tạo nên những cặp đèn cầy như thế nào. Chỉ nhỏ hơn ông Ngô Kim Tòng độ 10 tuổi, nên những kỷ niệm cùng người anh thân yêu vẫn đậm nét trong ông, ông kể lại với tấm lòng trân quý người anh của mình cùng di sản của anh ấy. Tôi nhớ, ông như muốn khóc khi chỉ những vết hằn trên bức tượng voi trắng: Khách vô đây họ hổng có ý thức. Tui nói tượng làm bằng đất sét mà họ hổng tin. Họ bấm, họ bẻ coi có phải đất sét thiệt hông. Họ làm tượng của ông anh tui bị hư hại.
Rất ấn tượng với công trình nghệ thuật - tín ngưỡng này, tôi liên tục trở lại đây nhiều lần vào các năm 2002, 2003 để giới thiệu cho những người thân quen. Hồi ấy tiếp chúng tôi là một ông cụ già, tự giới thiệu là em ruột ông Ngô Kim Tòng. Lần nào cũng vậy, ông đều kể tỉ mỉ cùng chúng tôi lai lịch của những bức tượng, cách thức người anh của mình là Ngô Kim Tòng đã tạo nên những cặp đèn cầy như thế nào. Chỉ nhỏ hơn ông Ngô Kim Tòng độ 10 tuổi, nên những kỷ niệm cùng người anh thân yêu vẫn đậm nét trong ông, ông kể lại với tấm lòng trân quý người anh của mình cùng di sản của anh ấy. Tôi nhớ, ông như muốn khóc khi chỉ những vết hằn trên bức tượng voi trắng: Khách vô đây họ hổng có ý thức. Tui nói tượng làm bằng đất sét mà họ hổng tin. Họ bấm, họ bẻ coi có phải đất sét thiệt hông. Họ làm tượng của ông anh tui bị hư hại.
Ông Ngô Kim Giảng, em ruột ông Ngô Kim Tòng, người trông coi chùa Đất Sét với nhiều tâm huyết. Ảnh chụp năm 2001.
11 thg 2, 2015
Không phải số con rệp
Trăm năm nay ông bà ta có câu thành ngữ "Số con rệp" để chỉ những cảnh đời mạt hạng. Số con rệp, nghèo mạt rệp... nghe là thấy đời tàn trong ngõ cụt.
Nhưng thời nay người ta đặt lại vấn đề: Rệp mà khổ à? Rệp sướng thấy mẹ đó chớ!
Rệp chẳng có làm cái quái gì hết, cứ phè phỡn hút máu người ta no căng bụng ra rồi nằm ngủ, chả ai đá động gì tới được. Sướng như ở thiên đường ấy chớ! Khổ chi hè?
Vậy thì số con... gì mới khổ?
Nhưng thời nay người ta đặt lại vấn đề: Rệp mà khổ à? Rệp sướng thấy mẹ đó chớ!
Rệp chẳng có làm cái quái gì hết, cứ phè phỡn hút máu người ta no căng bụng ra rồi nằm ngủ, chả ai đá động gì tới được. Sướng như ở thiên đường ấy chớ! Khổ chi hè?
Vậy thì số con... gì mới khổ?
10 thg 2, 2015
Làng hoa Tân Quy Đông, ngày cận Tết
Sa Đéc là làng hoa nổi tiếng nhất nước, từ nơi đây hoa được đổ ra trăm ngả đến các tỉnh thành phía Nam. Gọi Đà Lạt là thành phố hoa, còn Sa Đéc là làng hoa, chắc là không có gì hợp lý hơn. Nếu ở Đà Lạt, bạn thưởng ngoạn hoa ở những vườn hoa, ở công trình công cộng,... thì ở Sa Đéc bạn sẽ sống cùng người nông dân trong làng hoa, xem mua bán hoa, vận chuyển hoa...
Tưới hoa trong vườn
1 thg 2, 2015
Trời hôm nay thanh thanh
Trời hôm nay thanh thanh
Gió đưa cành mơn man tà áo
Thuở ấy, khi tôi còn rất nhỏ, cứ mỗi sáng khoảng độ 6 giờ (giờ VNCH, tức là 5 giờ sáng theo giờ hiện nay) là tôi lại nghe bài hát này.
Đó là thập niên 60 của thế kỷ trước, ở miền Nam Việt Nam. Ba má tôi lúc ấy là đôi vợ chồng trẻ. Ba công chức, má nội trợ - một công thức gia đình khá quen thuộc thời ấy. Bài hát trên là nhạc hiệu của chương trình gia binh trên đài phát thanh quân đội VNCH (gia binh là gia đình binh sĩ, chương trình có nội dung phục vụ các gia đình binh sĩ VNCH) . Ba má ngủ giường trong, mấy anh em ngủ giường ngoài. Cứ mỗi sáng là ba mở radio nghe chương trình gia binh này khi đang còn trên giường, và tôi cũng được nghe theo, tựa như tiếng gà gáy sáng.
Gió đưa cành mơn man tà áo
Thuở ấy, khi tôi còn rất nhỏ, cứ mỗi sáng khoảng độ 6 giờ (giờ VNCH, tức là 5 giờ sáng theo giờ hiện nay) là tôi lại nghe bài hát này.
Đó là thập niên 60 của thế kỷ trước, ở miền Nam Việt Nam. Ba má tôi lúc ấy là đôi vợ chồng trẻ. Ba công chức, má nội trợ - một công thức gia đình khá quen thuộc thời ấy. Bài hát trên là nhạc hiệu của chương trình gia binh trên đài phát thanh quân đội VNCH (gia binh là gia đình binh sĩ, chương trình có nội dung phục vụ các gia đình binh sĩ VNCH) . Ba má ngủ giường trong, mấy anh em ngủ giường ngoài. Cứ mỗi sáng là ba mở radio nghe chương trình gia binh này khi đang còn trên giường, và tôi cũng được nghe theo, tựa như tiếng gà gáy sáng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)