Đại khái rong chơi như vầy:
Cần Thơ - 2002
Năm 200x, một buổi tối tui dự hội thảo về IT ở Cần Thơ, trong đó tui có một bài presentation nho nhỏ. Trong lúc chờ tới phiên mình, tui ngồi tán dóc với Toàn, một cậu em trẻ tuổi tài cao, là chủ một công ty máy tính tầm cỡ ở Long Xuyên.Toàn hỏi ý kiến tui:
- Em vừa làm xong chương trình khuyến mãi mua máy tính rút thăm trúng thưởng xe Wave, bán chạy lắm. Bi giờ em tính làm chương trình khuyến mãi mua máy tính tặng một năm báo eChip, anh thấy sao?
- Liệu một năm báo eChip có hấp dẫn như xe Wave hông?
- Có chớ anh! Vì trong eChip có nhiều bài hay lắm.
- Thí dụ đi, hay ở chỗ nào?
- Có mấy bài của Hai Ẩu, đọc hay lắm. Má em năm nay 62 tuổi rồi mà bả còn thích nữa là.
Tui biểu Toàn kể thử nội dung vài bài của Hai Ẩu cho tui nghe coi... hay tới cỡ nào, Toàn kể vanh vách (He he, sướng!). Tui hỏi Toàn: Có biết Hai Ẩu là ai hông? Cậu ta đoán già đoán non đó là một bậc cao nhân nào đó cùng với nhiều lời tán dương (He he, quá sướng!).
Tới đây, tui không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại, bèn vênh râu nói: Hai Ẩu đang ngồi trước mặt Toàn nè!
Tui không tả lại phản ứng của Toàn lúc đó ra sao, vì càng tả tui càng sướng mà kể chuyện lạc đề. Chỉ biết là Toàn nài nỉ tui sáng mai khoan về SG vội, mà hãy ghé qua Long Xuyên cho má Toàn được diện kiến Hai Ẩu. Đã nói là tánh tui ham rong chơi mà, lại khoái được khen nữa, nên tui ừ liền!
Toàn hỏi: Anh thích ăn món gì để em chuẩn bị, mai anh em mình vui một bữa?
Lại sướng nữa! Tui chẳng biết nhiều đặc sản của Long Xuyên, chỉ nhớ có lần ăn món cá chạch lấu, ngon bá chấy. Do đó tui nói ngay là tui khoái cá chạch lấu!
Tới đó, cuộc trò chuyện tạm ngưng vì... tới phiên tui lên diễn thuyết.
Cũng cần nói rõ một chút: lịch làm việc của tui là dự hội thảo ở Cần Thơ, sáng hôm sau về lại Sài gòn, dự họp, rồi về Biên Hòa, nội trong buổi tối hôm đó phải viết cho xong bài gởi eChip vì đã tới ngày báo đưa qua nhà in.
An Giang 2001
Sáng hôm sau, trên đường qua Long Xuyên, An Giang, anh Ng. cùng đi với tui đề nghị qua Ba Chúc, huyện Tri Tôn để thăm mộ thân sinh. Ờ, Tri Tôn cũng thuộc An Giang, cách Long Xuyên có... hơn 70 km hà. Đã nói là ham rong chơi mà, nên tui ừ luôn.
Tri Tôn là một huyện nghèo của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt - Miên. Ấp Ba Chúc (giờ là thị trấn) thuộc huyện Tri Tôn là nơi đã từng xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng vào đêm 18/4/1978. Theo ghi nhận, ngày đó Khmer đỏ đã tàn sát 3.157 người dân của ấp
Vô tới chân núi Tượng thì đã trưa rồi, trong khi hẹn Toàn là qua Long Xuyên ăn trưa, vậy nên phải gọi điện báo lại. Hic, chỗ này quá hoang vu, cứ ò e í e không có sóng. Chắc nãy giờ Toàn cũng gọi tui hoài mà không được, hy vọng rằng cậu ta không nghĩ rằng tui đi lạc, bị... Khmer đỏ xử!
Cuối cùng, tui về tới Long Xuyên lúc... 6 giờ chiều. Toàn mừng quá, bày tiệc chiêu đãi, món cá chạch lấu!
Toàn nói: mùa này Long Xuyên không có cá chạch lấu, em phải đi hỏi ở 7 nhà hàng mới có món cá này đãi anh đó!
Má ơi! Biết vậy mình nói đại thứ gì khác cho rồi (khô cá sặc ăn với lá sầu đâu chẳng hạn!) cho đỡ cực thằng em.
Nỡ lòng nào phụ tấm chân tình của Toàn, nên tui hết lòng... ăn!
Ăn nhậu, cà kê dê ngỗng suốt mấy tiếng đồng hồ, thấy gần 9 giờ tối, tui quyết định: Về!
Đâu có gặp má của Toàn được, vì tới nơi trễ quá, chả dám làm phiền bà già!
Tui nhẩm tính: 9 giờ tối rời Long Xuyên, nếu không kẹt phà thì cỡ 2 giờ sáng tới Sài gòn. Giờ đó mà họp với đối tác ở SG thì hình như hơi bị trễ! Xù họp là cái chắc. 2 giờ tới SG thì 3 giờ sáng mới tới Biên Hòa. Lúc đó làm gì còn thời giờ (và sức lực) viết bài cho eChip nữa chớ? Vậy là xù luôn!
Tui bấm điện thoại gọi về anh L, thư ký tòa soạn eChip: A lô, anh thông cảm, tui kẹt...
Tui về tới nhà lúc 4 giờ sáng. Lăn ra ngủ. 6 giờ sáng dậy để 7 giờ đi làm việc.
Hết chuyện Rong chơi cuối trời quên lãng!
May thay, nhờ rong chơi, quên và lãng như vậy nên chẳng bao lâu sau công ty tui lụi tàn dần. Do đó bây giờ tui lại rãnh rang, quên lãng cuối trời rong chơi!
Tri Tôn là một huyện nghèo của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt - Miên. Ấp Ba Chúc (giờ là thị trấn) thuộc huyện Tri Tôn là nơi đã từng xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng vào đêm 18/4/1978. Theo ghi nhận, ngày đó Khmer đỏ đã tàn sát 3.157 người dân của ấp
Anh Ng.dắt tui tới Nhà mồ Ba Chúc, nơi trưng bày hàng ngàn đầu lâu của những người dân vô tội đã bị thảm sát trong sự kiện này. Anh bùi ngùi nói với tui rằng trong vô số sọ người này có đầu của cha mẹ và người thân của anh.
Nhà mồ Ba Chúc
Tui lạnh người. Hỏi vì sao anh có thể thoát chết trong vụ thảm sát, anh kể rằng lúc ấy anh đang đi học ở Long Xuyên, lúc được trở về Ba Chúc thì tất cả còn lại chỉ là sự kinh hoàng, thảm khốc.
Anh đưa tui vô thăm chùa Phi Lai, ngôi chùa ghi dấu ấn vụ thảm sát, trò chuyện với vị sư trụ trì. Rồi tui biết rằng đây là ngôi chùa theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Rồi anh Ng. nói thôi vô núi Tượng là chỗ bà con đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa sinh sống và cũng là bà con anh để thăm viếng. Nghe cũng phải nên tui ừ luôn.
Long Xuyên - 2008
Toàn nói: mùa này Long Xuyên không có cá chạch lấu, em phải đi hỏi ở 7 nhà hàng mới có món cá này đãi anh đó!
Má ơi! Biết vậy mình nói đại thứ gì khác cho rồi (khô cá sặc ăn với lá sầu đâu chẳng hạn!) cho đỡ cực thằng em.
Nỡ lòng nào phụ tấm chân tình của Toàn, nên tui hết lòng... ăn!
Ăn nhậu, cà kê dê ngỗng suốt mấy tiếng đồng hồ, thấy gần 9 giờ tối, tui quyết định: Về!
Đâu có gặp má của Toàn được, vì tới nơi trễ quá, chả dám làm phiền bà già!
Sài Gòn
Tui bấm điện thoại gọi về anh L, thư ký tòa soạn eChip: A lô, anh thông cảm, tui kẹt...
Biên Hòa
Tui về tới nhà lúc 4 giờ sáng. Lăn ra ngủ. 6 giờ sáng dậy để 7 giờ đi làm việc.
Hết chuyện Rong chơi cuối trời quên lãng!
May thay, nhờ rong chơi, quên và lãng như vậy nên chẳng bao lâu sau công ty tui lụi tàn dần. Do đó bây giờ tui lại rãnh rang, quên lãng cuối trời rong chơi!
Hai Ẩu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét