Nhà sàn truyền thống của người Mạ ở Tà Lài. Ảnh: CA TPHCM online.
Cư dân sống ở Tà Lài đều là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là 2 dân tộc Mạ và S'tiêng. Trước năm 2005, nơi này gần như một ốc đảo, biệt lập với thế giới bên ngoài. Mãi đến năm 2005, cầu treo Tà Lài được xây dựng xong, việc giao thương giữa Tà Lài với thế giới bên ngoài được tốt đẹp hơn.
Cầu treo Tà Lài
Thật ra, chính việc cô lập với bên ngoài của Tà Lài đã tạo cho nơi đây trở thành một điểm du lịch đặc sắc. Đến đây, ta thấy được cảnh thiên nhiên hoang sơ như tự thuở nào, và sống trong xóm làng của người dân tộc Mạ và S'tiêng với những tập tục từ bao đời.
Từ trước năm 2005, khi chưa có cầu treo, Tà Lài cũng đã nhìn ra vấn đề này và tổ chức thành địa điểm du lịch. Khi ấy, du khách đến Tà Lài bằng cách vào vườn quốc gia Nam Cát Tiên và sang sông bằng ca nô như thế này:
Đi ca nô qua sông để đến xã Tà Lài
Tiếc rằng đồng bào các dân tộc vẫn thích sống ở nhà của họ hơn là nhà do nhà nước dựng lên.
Dệt thổ cẩm
Mặc vô rồi nè
Đẹp quá chớ hả?
Nhà dài của người dân tộc Mạ
Nhà văn hóa các dân tộc, khang trang nhưng... vắng tanh, vắng ngắt!
Ngày 15/02/2012, nhà đón tiếp khách du lịch cộng đồng Tà Lài tọa lạc tại ấp 4, xã Tà Lài đã được đưa vào hoạt động, bao gồm Nhà Dài của dân tộc Mạ có diện tích 100m2 và các công trình phụ, chủ yếu được làm từ nguyên liệu tre lá. Khu nhà có sức chứa 30 khách với đầy đủ dịch vụ ăn uống và phục vụ. Sau khi hoàn thành, Nhà đón tiếp khách du lịch cộng đồng Tà Lài được giao cho Tổ hợp tác dân tộc của xã Tà Lài quản lý để đưa vào khai thác du lịch cộng đồng. Mô hình du lịch này do chính đồng bào ở đây hợp tác với Công ty VietAdventure tại TP.Hồ Chí Minh khai thác.
Thành thật mà nói, dù có những điểm đặc sắc, Tà Lài cũng khó lòng thu hút khách du lịch như một điểm đến riêng biệt. Tuy nhiên, nếu đã đến rừng Nam Cát Tiên thì thuê một chuyến ca nô qua bên kia sông Đồng Nai để đến thăm làng người dân tộc và chụp ảnh bên bia tưởng niệm ngục Tà Lài là một ý tưởng không tồi đâu các bạn ạ!
Trước bia tưởng niệm Ngục Tà Lài. Ảnh: Lữ Đắc Long trên ketnoiyeuthuong.multiply.com
Phạm Hoài Nhân
Lần đầu tiên vào blog của anh, được đọc một entry hay hay!
Trả lờiXóaCảm ơn anh. Rất vui khi được anh ghé thăm blog.
Xóa