- Mày không phải là thằng ngốc chứ?
Nếu trả lời Phải, thì có thể hiểu là: Phải, tao không phải thằng ngốc!, nhưng cũng có thể hiểu là Phải, tao là thằng ngốc chứ!
Nếu trả lời Không, thì có thể hiểu là Không, tao không phải thằng ngốc!, nhưng cũng có thể hiểu là Không, điều đó không đúng. Mà điều đó là không phải thằng ngốc, vậy phủ định của nó là: Tao là thằng ngốc.
Tóm lại, đường nào thì bạn cũng là… thằng ngốc cả!
Cũng tại tiếng Việt ta không có quy ước rõ ràng với cú pháp này. Không như tiếng Anh, cho dù câu hỏi phủ định (như câu trên, Aren’t you an idiot?) hay xác định (Are you an idiot?) thì cứ trả lời Yes là xác định, còn No là phủ định.
Trong Facebook và khá nhiều ứng dụng khác có nút Like (hoặc Thích) để người đọc click vào khi thấy thích nội dung tương ứng. Hiện giờ số lần được nhấn Like đối với một bài viết gần như là một thước đo độ hấp dẫn của bài viết đó, cho nên ai cũng khoái mình được Like nhiều nhiều.
Thế nhưng chưa thấy ở đâu có quy ước nhấn Like nên xảy ra nhiều chuyện tréo ngoe như sau:
Ai đó đưa tin một tai nạn giao thông khủng khiếp xảy ra, hàng chục người chết và bị thương. Thật là một tin kinh hoàng, và người đưa tin đã đưa lên Facebook thật kịp thời.
Thế là để khen ngợi, để cảm ơn người đưa tin đã loan tin sốt dẻo cho mình, bạn nhấn Like! Nhưng… coi vậy mà không phải vậy, nhiều người đọc tin trên, thấy luôn cả cái Like của bạn, sẽ chửi rủa: Thằng dã man, người chết thê thảm vậy mà nó lại thích!
Thế là để khen ngợi, để cảm ơn người đưa tin đã loan tin sốt dẻo cho mình, bạn nhấn Like! Nhưng… coi vậy mà không phải vậy, nhiều người đọc tin trên, thấy luôn cả cái Like của bạn, sẽ chửi rủa: Thằng dã man, người chết thê thảm vậy mà nó lại thích!
Ai đó đưa lên hình ảnh Mr. Đàm hun môi sư thầy, nhìn thật là… tởm. Thật là quá choáng, hình ảnh quá độc. Bạn không suy nghĩ gì cả, bấm Like một cái để biểu dương tác giả đã thông tin kịp thời cho công luận. Nhiều người xem hình trên, thấy luôn cả cái Like của bạn, nhận định: Thiệt là bỉ ổi, chuyện nhơ nhớp vậy mà cũng thích được!
Tóm lại là thích cái hành động đưa tin lên hay thích nội dung thông tin đưa lên, chuyện này chưa xác định!
Tình huống sau này mới thật là bậy bạ:
Có người gặp tang gia hữu sự, đưa tin lên Facebook để kịp thời thông báo đến thân hữu: Ba tôi đã qua đời!
Nhiều người đọc tin, comment để chia buồn cùng kẻ bất hạnh. Không ít người khác cũng thấy tin này, muốn bày tỏ sự quan tâm nhưng lười comment, bèn nhấn Like để chứng tỏ mình đã đọc! Báo hại gia chủ thấy ngay bên dưới cái status báo tin buồn của mình có cả đống Like của bạn bè thân thiết. Nạn nhân chỉ còn biết khóc thét lên: Ối trời ơi, đồ bạn bè trời đánh, ba mình chết mà tụi nó lại thích nè trời!
3.
Tôi viết bài này khi đang lượn qua Facebook và thấy một status như sau:
Bạn giống tôi, không thích nhấn Like phải không?
Tôi định nhấn Like để thể hiện ý kiến của mình là Không thích nhấn Like. Nhưng nếu như vậy tôi đã mâu thuẫn rồi, vì tôi đã thích nhấn Like.
Còn nếu tôi không nhấn Like, tức là tôi đồng ý với người viết. Mà nếu đồng ý thì tôi phải nhấn Like chứ, phải không bạn?
Hai Ẩu
eChip 357 - 16/11/12
Rắc rồi quá anh Hai ơi.
Trả lờiXóaĐúng là "Vậy mà không phải vậy". Hi.hi..
Trả lờiXóa