30 thg 10, 2017

Chờ ở dinh vua Mèo

Không, không phải chờ đợi ai cả, đây chỉ là nói về cô Vương thị Chờ, hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo Vương Chính Đức, hiện đang làm hướng dẫn viên du lịch tại dinh nhà Vương ở Đồng Văn.

Dinh vua Mèo ở Đồng Văn, Hà Giang là một kiến trúc quá độc đáo, quá nổi tiếng. Những câu chuyện, thật lẫn huyền thoại về vua Mèo cũng đầy sức hấp dẫn. Vậy nên đã tới Hà Giang thì phải viếng thăm nơi đây thôi.


Lối vào Dinh Vua Mèo

29 thg 10, 2017

Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo

Trường Đại học Bách khoa TPHCM vừa kỷ niệm 60 năm ngày thành lập. Ừm, biết bao người thành đạt quay về mái trường xưa (trong đó người có chức vụ cao nhứt là phó thủ tướng), bao kỷ niệm được gợi lại... Kỷ niệm nào cũng là kỷ niệm, tui xin được góp vui bằng những kỷ niệm nho nhỏ của mình...

Đó là những ngày ăn cơm tập thể ở nhà ăn B10.

Hồi đó (cuối 197x, đầu 198x), sinh viên ở ký túc xá ăn cơm tập thể. Phiếu ăn 15 đồng ăn một tháng (30 ngày, ngày 2 bữa). Chất lượng thì miễn chê nhe. Món canh hồi đó được gọi là canh toàn quốc (canh toàn là... nước). Thực khách của nhà ăn tập thể đã lấy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến để vịnh bữa ăn như vầy:



26 thg 10, 2017

Chùa Miểng Sành - quận 8

Ở Đà Lạt có chùa Ve Chai, ở Sóc Trăng có chùa Chén Kiểu, còn ở Sài Gòn thì có chùa Miểng Sành. Tất nhiên đó không phải là tên chính thức mà là dân gian tự đặt, dựa trên đặc điểm của những ngôi chùa này: kiến trúc trong chùa được tạo nên bằng cách ốp các miểng chai, sành, sứ... tạo nên nét mỹ thuật độc đáo.

Chùa Miểng Sành chính tên là An Phú, tọa lạc tại đường Phạm Hùng, phường 10, quận 8, gần cầu Nguyễn Tri Phương. Đây là một ngôi chùa cổ, theo tư liệu [1] chùa được tạo lập năm 1847, đến nay là 170 năm.

Một ngôi chùa cổ, mang cái tên mộc mạc là Miểng Sành, tọa lạc tại một quận vùng ven - với những ý niệm ấy, bạn sẽ hình dung ra trong đầu một ngôi chùa đơn sơ, thanh tịnh. Thế rồi khi đến nơi, bạn sẽ... bị choáng, bởi vì ngôi chùa quá bề thế. Bước vào trong, bạn sẽ... choáng thêm lần nữa, vì ngôi chùa quá lộng lẫy.


Cổng chùa

25 thg 10, 2017

Giấc mơ một loài cỏ

Giấc mơ một loài cỏ là một truyện dài của nhà văn Duyên Anh mà tui rất yêu thích thuở nhỏ. Câu chuyện kể về giấc mơ mãi mãi không thành của cậu bé đánh giày lang thang trên hè phố Sài Gòn. Nhắc lại câu chuyện này ở đây thì không hợp lắm, trong bài viết lan man này tui chỉ mượn cái tựa thôi...




23 thg 10, 2017

Đi Campuchia đi!


Tui tính đi du lịch Campuchia, nên tui gặp bạn Cường thân mến của mình để hỏi ý kiến.


Bạn Cường của tui rất rành Campuchia. Ảnh nói Phnông Pênh,Xiêm Riệp gì ảnh cũng đã đi nát nước rồi. Tui hỏi ảnh biết tiếng Khmer hông? Ảnh nói đủ để nói chuyện, mà biết đàng hoàng chớ hông phải chỉ vài câu như "Sóc Xờ-bai" hay "Boong sro lanh on" thôi đâu. Tui mừng lắm, nói ảnh làm hướng dẫn viên cho tui đi du lịch Campuchia. Ảnh nói "Chuyện nhỏ", ảnh còn có thể làm hơn vậy nữa, thí dụ như nói với mấy má Khmer giới thiệu... con gái cho tui làm quen.

20 thg 10, 2017

Tôi ra thăm đồng đêm tối không trăng không sao

Hồi còn nhỏ, tui thường nghêu ngao mấy câu hát này:

Tôi ra thăm đồng đêm tối không trăng không sao
Tôi ra thăm đồng đêm tối không trăng không sao
Trên cây cao cao có con ma trơi đang đi
Trên cây cao cao có con ma trơi đang đi

Không ai dạy, chỉ có con nít đứa này bắt chước đứa kia nên lời hát có khác nhau chút chút, đứa này thuộc dài, đứa nọ thuộc ngắn. Đại khái mấy câu đầu giống nhau như vậy. Thường hát khi đi ra chỗ vắng, ban đêm, có ý nhát ma. Tui chả biết bài hát đầy đủ như thế nào, xuất xứ từ đâu.

Gần đây, vì hoài cổ, tui tìm hiểu trên mạng mới phát hiện ra bài gốc là một bản nhạc Pháp, tựa đề Il était un petit navire (Đó là một con thuyền nhỏ). Nội dung bài hát không có liên quan đến ban đêm hay ma quái gì ráo!



19 thg 10, 2017

Ăn quà vặt ở chợ đêm Phú Quốc

Tui ít khi đi chợ, lại càng ít ăn quà vặt, nên khi đi chợ đêm ăn quà vặt thì thấy cái gì cũng lạ, cũng hay. Vậy nên tui kể lại đây, ai đã từng ăn quà vặt nhiều, thấy đây là những chuyện quá bình thường thì cũng xin thông cảm nghen, đừng trách: Có vậy mà cũng kể!

Vừa bước chân vô đầu chợ đêm Phú Quốc ở đường Bạch Đằng là đã được các cô nàng, anh chàng áo đỏ mời ăn đậu phộng rồi. Đậu phộng Chouchou! Đây là đậu phộng rang, tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau.


11 thg 10, 2017

Ai tới đình Bình Đông?

Bến Bình Đông mang tên ấy vì nó thuộc một thôn ngày xưa tên Bình Đông. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, thôn Bình Đông thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đã có thôn Bình Đông, tất có đình Bình Đông. 

Đình Bình Đông nằm ở thôn Bình Đông, nhưng không nhất thiết phải nằm ở bến Bình Đông. Ngôi đình này tọa lạc tại phường 7, quận 8, trên một cù lao nhỏ mang tên cù lao Bà Tàng, muốn đến đây phải đi đò.

10 thg 10, 2017

Ai qua bến Bình Đông?

Năm 1776, 1777, quân Tây Sơn tàn phá Cù lao Phố (Biên Hòa) - nơi phố thị sầm uất bậc nhất miền Nam thuở ấy - người Hoa đang kinh doanh, sinh sống tại đây chạy về vùng Chợ Lớn gầy dựng lại cơ nghiệp. Cộng đồng người Hoa đã gầy dựng bến Bình Đông dọc theo hai bờ kinh Tàu Hũ thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam, kết hợp các nhà máy xay lúa - vựa lúa gạo - bến bãi. Bến Bình Đông trở thành một nơi tấp nập "trên bến, dưới thuyền", là nơi mua bán, xay xát và xuất khẩu lúa gạo quan trọng bậc nhất của Sài Gòn - Chợ Lớn.

Bến Bình Đông 2017

9 thg 10, 2017

Cột cờ Lũng Cú và cực Bắc Việt Nam

Các tour du lịch thường đưa khách đến tham quan cột cờ Lũng Cú và giới thiệu rằng đây là cực Bắc Việt Nam. Thật ra, chỉ cần coi bản đồ Google cũng có thể thấy ngay đây chưa phải là cực Bắc, mà còn cách cái mũ nhọn trên đỉnh bản đồ... một lóng tay. Trên thực địa cái lóng tay ấy dài khoảng 2 km! Các phượt thủ xác định rằng điểm cực Bắc (đỉnh nhọn trên bản đồ) là nơi dòng sông Nho Quế từ Trung quốc chảy vào Việt Nam.

6 thg 10, 2017

Những cụm đường mang tên ngồ ngộ ở Sài Gòn

1.
Ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, các con đường dọc mang tên là những khái niệm như: Dân Chủ, Bác Ái, Công Lý, Thống Nhất, Đoàn Kết, Hữu Nghị, Hòa Bình. Các con đường ngang mang tên các nhà trí thức, bác học cả Việt Nam lẫn nước ngoài, như: Lê Quý Đôn, Hồng Đức (tức Lê Thánh Tôn), Einstein, Khổng Tử, Lương Khải Siêu, Tagore, Pateur, Hàn Thuyên, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến.



Nghe kể rằng theo quy hoạch Làng đại học Thủ Đức hồi cuối thập niên 1960 thì nơi đây thuộc Làng và là khu nhà ở (dạng biệt thự) cho các giảng viên đại học. Chính vì vậy, các tên đường trong khu này đầy vẻ trí thức. Bây giờ nơi đây không còn là làng đại học (mà chủ yếu là... nhà hàng, quán ăn, như ta thấy trên bản đồ) nhưng đi trên các con đường Tagore, Einstein, Bác Ái, Dân Chủ...  có cảm giác rất thú vị.

5 thg 10, 2017

Chuyện của Pao và... chuyện của tao!

Giữa vùng núi đá của cao nguyên đá Đồng Văn, có một nơi tương đối bằng phẳng, đó là thung lũng Sủng Là. Thuở xưa, nơi đây sinh sống và giàu có chủ yếu bằng một thứ cây nổi tiếng: thuốc phiện. Vì vậy, Sủng Là còn được gọi là Thung lũng thuốc phiện.

Ôm ấp trong lòng thung lũng Sủng Là là một thôn nhỏ mang tên thôn Lũng Cảm. Trong thôn có ngôi nhà của ông Mua Súa Páo, là ngôi nhà lớn và đẹp, dùng làm nơi thu mua và kho chứa thuốc phiện.



4 thg 10, 2017

Tản mạn du lịch Hà Giang

Chỉ chừng 5 năm trước thôi, Hà Giang không có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đây là một tỉnh ở vùng cao cực Bắc, đường sá xa xôi, khó đi và... không có gì hấp dẫn.

Lâu nay, các công ty du lịch mở tour Tây Bắc là đi các tỉnh Lào Cai - Sơn La - Lai Châu - Điện Biên, tour Đông Bắc là đi các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc Kạn. Hà Giang ở đâu? Đông hay Tây? Hà Giang ở.. chính giữa, và không nằm trong tour nào hết!

Tháng 4/2010, cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Người ta bắt đầu để ý nhiều đến Hà Giang, nhưng cái tên công viên địa chất vẫn chưa đủ thu hút khách du lịch, vì... địa chất, đất đá thì có gì mà coi! Chỉ đến khoảng 5 năm gần đây, khi dân phượt tới đây chụp hình với hoa tam giác mạch và í ới rủ nhau trên mạng đi phượt Hà Giang để ngất ngây cùng tam giác mạch, để tìm cảm giác mạnh trên những cung đường đèo hiểm trở thì khách du lịch mới đổ xô đến đây.


Đồi núi chập chùng

3 thg 10, 2017

OK con gà đen!

Đi ăn ở cao nguyên đá Đồng Văn tui tình cờ thấy trong chuồng gà mấy con gà đen thui như vầy:



Không kể con gà màu trắng, 2 con màu vàng và mấy con có mồng màu đỏ, hãy chú ý tới mấy con đen thui thùi lùi.

2 thg 10, 2017

Núi Cô Tiên, có 2 Núi Cô Tiên và...

Núi Cô Tiên, có 2 Núi Cô Tiên!

Ấy là tui chỉ kể những núi nổi tiếng mà tui biết thôi, chớ cái tên Cô Tiên đẹp quá này chắc là còn nhiều chỗ đặt tên lắm.

Núi mà tui muốn kể trước tiên là Núi Cô Tiên ở Quản Bạ, Hà Giang với tên gọi đầy đủ là Núi Đôi Cô Tiên, hay thường được nhắc đến với cái tên quen thuộc hơn, là Núi Đôi. Ờ, không phải là núi của 2 cô tiên đâu, mà là núi đôi của cô tiên!

Núi Đôi Cô Tiên nằm bên quốc lộ 4C, cách TP Hà Giang khoảng 45 km, thuộc địa phận huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Giữa vùng núi non trùng điệp, có hai trái núi tròn trịa, nằm cân đối bên nhau y như khuôn ngực đầy đặn của nàng thiếu nữ. Cặp đôi này đẹp và nổi tiếng đến mức bên quốc lộ người ta làm một trạm dừng chân, gọi là Cổng Trời Quản Bạ, ở đó du khách có thể lên dốc cao để từ trên nhìn xuống, ngắm núi đôi của cô tiên cho thỏa.


1 thg 10, 2017

Theo dòng sông Lô

Trong chúng ta, ai cũng từng biết đến sông Lô vì nhiều lẽ. Thứ nhất là do bài học địa lý thuở nhỏ, sông Lô là một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đáy). Thứ hai là bài học lịch sử từ trường học và sách vở, sông Lô là nơi đánh thắng giặc Pháp, là phòng tuyến của nhà Mạc ngăn sự tiến đánh của nhà Lê, là phòng tuyến chống quân Nguyên thời nhà Trần. Thứ ba - có lẽ nhớ lâu nhất nếu đã quên hết địa lý, lịch sử - là âm nhạc. Có nhiều bài hát về sông Lô, trong đó cả 2 cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam đều có bài hát hay về con sông này: Văn Cao với Trường ca sông Lô, Phạm Duy với Tiếng hát trên sông Lô.

Sông Lô, đoạn đi qua phía Nam tỉnh Hà Giang. Ảnh: Wikipedia