30 thg 7, 2021

Ca khúc Một bàn tay của Phạm Duy

Nội dung này trích từ tập sách Vang vọng một thời của Phạm Duy, viết về một số ca khúc nổi tiếng của ông. Tập sách được ông hoàn thành vào mùa hè 2012, lúc ông đã 91 tuổi, và chỉ vài tháng sau ông ra đi vĩnh viễn (tháng 1/2013). Vì vậy, có một chút xíu ghi chép sai sót về thời gian, xin được mạn phép sửa lại (thông tin chỉnh sửa dựa theo tư liệu khác của chính Phạm Duy)

29 thg 7, 2021

Một bàn tay và Những bàn chân

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm 1959, khi tui ra đời thì Phạm Duy sáng tác bài Một bàn tay:

Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người
Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời

Đến năm 1961, khi tui biết đi vững rồi thì Phạm Duy viết tiếp bài Những bàn chân:

Những bàn chân, trên ruộng cằn
Dưới nắng hè lửa thiêu đất khan

26 thg 7, 2021

Vắng tanh như chùa Bà Đanh

1. Hồi xưa ấy, lúc đầu tui đọc được thông tin là chùa Bà Đanh ở Hà Nội. Số 199 đường Thụy Khuê, gần Hồ Tây. Thế rồi có dịp cùng bạn bè ngồi chơi bên bờ Hồ Tây, tui tranh thủ thả bộ qua phố Thụy Khuê để coi vắng như chùa Bà Đanh là sao.

Trái với hình dung của tui, chùa Bà Đanh đâu có vắng. Nói cho chính xác là không vắng mà cũng không đông (thử nghĩ coi, ở ngay trung tâm quận Tây Hồ mà vắng gì nổi!), không có gì nổi bật và cũng hơi khó tìm vì nằm sâu trong hẻm. Tên chùa cũng không phải Bà Đanh, mà là Châu Lâm - hoặc Phúc Châu.

Lối vào chùa Châu Lâm. Ảnh: ZingNews

25 thg 7, 2021

Thưởng thức Thế vận hội Tokyo 2020 cùng Google và YouTube như thế nào?


Sau đây là 6 phương thức mà Google sẽ hỗ trợ bạn cập nhật các hoạt động từ Thế vận hội Tokyo 2020:

1. Cập nhật tin tức nhanh chóng với Google Tìm kiếm

24 thg 7, 2021

Ẩn Lan ơi! Nàng là ai?

Em trong Gọi em là đóa hoa sầu đã được chàng thư sinh trong bài hát gọi tên tha thiết:

Ẩn Lan ơi! Ơi mái tóc thề!
Ẩn Lan ơi! Ơi mái tóc thề!

và nhớ nhung vời vợi

Ẩn Lan ơi, em dỗi em hờn.
Ẩn Lan ơi, như những cơn buồn

Ẩn Lan là ai? Trong giai điệu miên man của bài hát, nét hư ảo của lời thơ, ta mơ màng không biết nàng là thực hay mộng mà lờ lững khói sương...

Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn (Ảnh: antiMEDIA.wordpress.com)

22 thg 7, 2021

Gọi em là đóa hoa sầu

Ghi chú: Đây là bài giới thiệu của Phạm Duy trong tập sách Vang vọng một thời của ông. Bài cảm nhận của nhà thơ Nguyên Sa cũng trích từ đó. Tui thích nên đăng lại cho mọi người cùng đọc khi nghe nhạc.


Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu

Sau khi đã theo Phạm Thiên Thư đưa em tìm động hoa vàng, tôi lại cùng anh gọi em là đóa hoa sầu... Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu là những câu thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư, cho rằng dù sao đi nữa thì cuộc đời này rất là đáng sống trong cái mênh mang bao la của phù vân hư ảo. Hành âm nghe rất âu yếm và nhẹ nhàng, hợp với không khí nồng nàn và an ủi của bài ca. Dù ta thấy được sự phù vân của cuộc đời nhưng ta vẫn thấy được cái nồng nàn của tình yêu... Ẩn Lan ơi, cuộc đời thật là buồn nhưng đó là nỗi buồn thơm lâu... Vì thế mà anh gọi em sầu là Đóa Hoa Sầu.

20 thg 7, 2021

Rừng chiều, sữa chảy vi vu...

Miền Nam có nhiều bài hát nhắc về thời điểm chia đôi đất nước 20/7/1954 và đặc biệt là nói về dòng người di cư sau Hiệp định Genève, thí dụ như Khúc hát ân tình của Xuân Tiên (Người từ là từ phương Bắc - Đã qua dòng sông, sông dài...) hay Tiếng hò miền Nam của Phạm Duy (Nghe chăng tiếng hò dân ta - Tiếng lòng di cư vẫy vùng theo gió...).

Cùng nghe lại bài Tiếng hò miền Nam qua giọng ca Hương Lan nhen.

17 thg 7, 2021

Ngày emoji thế giới

17 tháng 7 hàng năm là Ngày Biểu tượng cảm xúc thế giới (World Emoji Day). Nhân ngày này, các nền tảng mạng xã hội thường đưa ra những cải tiến mới về emoji để phục vụ người dùng.

Facebook giới thiệu Soundmojis trên Messenger

Mỗi ngày, mọi người gửi hơn 2,4 tỷ tin nhắn bằng emoji (biểu tượng cảm xúc) trên Messenger. Nhờ emoji các cuộc trò chuyện trên Messenger thêm màu sắc và sự sống động , nó cũng giúp mọi người nói những điều không thể diễn tả bằng từ ngữ. Bây giờ, hãy tưởng tượng nếu emoji của bạn có thể nói chuyện - chúng sẽ tạo ra âm thanh gì? Với tính năng mới nhất của Messenger: Soundmojis, các cuộc trò chuyện của bạn sẽ trở nên sống động hơn rất nhiều!

Soundmojis cho phép bạn gửi các đoạn âm thanh ngắn trong cuộc trò chuyện trên Messenger. Từ tiếng vỗ tay, tiếng dế  kêu, tiếng trống hay tiếng cười ác độc, đến các đoạn âm thanh của các nghệ sĩ như Rebecca Black, các chương trình truyền hình và phim như F9 của Universal Pictures , NBC và Brooklyn Nine-Nine của Universal Television, v.v...

10 thg 7, 2021

Năm 1665, bị cách ly vì bệnh dịch, Newton đã làm gì?

Khi Đại Dịch Hạch xảy ra năm 1665 tại London, nhà bác học Isaac Newton mới bước vào tuổi đôi mươi và đang là sinh viên của Trinity College thuộc đại học Cambridge. Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch, ông phải nghỉ học, sống cách ly trong một nông trại cách Cambridge gần 100 km. Chính tại đây và trong thời gian này, ông đã khởi đầu một số công trình nghiên cứu mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn là “làm thay đổi thế giới”.

Đại dịch hạch ở London năm 1665 – 1666

Tranh miêu tả đại dịch 1665 – 1666 ở London

6 thg 7, 2021

Dữ liệu lớn giúp dự báo tình hình kiểm soát dịch bệnh

Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Đại học Fullbright, đến đầu tháng 8, TP.HCM sẽ chỉ còn rải rác vài ca mắc COVID-19/ngày và dịch sẽ kết thúc vào cuối tháng 8-2021. Nghiên cứu của nhóm sử dụng dữ liệu đầu vào là số ca bệnh theo ngày dịch tễ; hệ số lây nhiễm cơ bản-R0; tham số về các biện pháp can thiệp (giãn cách xã hội từ báo cáo Google Mobility, khả năng truy vết, lây trong khu cách ly từ phân tích các vụ dịch trước). Trong các dữ liệu đầu vào có báo cáo giãn cách xã hội từ Google Mobility. Báo cáo Google Mobility là gì? 

5 thg 7, 2021

Ca khúc "Về Đồng Nai"

Ca khúc Về Đồng Nai được nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác năm 1984 và trong nhiều năm từ giữa thập niên 1980 được phát thường xuyên trên đài phát thanh Đồng Nai (hồi đó chưa có truyền hình Đồng Nai, và nghe hát chủ yếu qua loa phường). Thường xuyên đến mức tưởng như nhạc hiệu của đài. 

Khách quan mà nói, đây chưa phải là một ca khúc xuất sắc của nhạc sĩ Xuân Hồng, nhưng được nghe thường xuyên và lời ca êm dịu, tha thiết nên tui vẫn nhớ hoài và ghi lại kỷ niệm một thời.

3 thg 7, 2021

Xáng là gì?

Trước khi người Pháp đến Việt Nam, người Việt ở Nam bộ đã di chuyển trên sông rạch và làm ruộng ở những vùng sông rạch này rồi. Khi người Pháp đến, họ thấy sông rạch tự nhiên (và một số kinh đào như kinh Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà...) là chưa đủ. Họ cho đào kinh thêm ở những nơi có thể làm ruộng được, tạo đường giao thông chuyên chở, rút bớt nước lụt, rút bớt phèn. Khác với những con kinh do người Việt đào trước đó chủ yếu bằng thủ công, những con kinh do người Pháp đào sử dụng phương tiện cơ giới.

Những chiếc máy đào kinh, vét mương rạch này được gọi là xáng. Những con kinh đào bằng xáng được gọi là kinh xáng.

Kinh Xáng Xà No. Ảnh: Lý Anh Lam