Tết, 2 người bạn già gặp nhau, câu chuyện xoay quanh những đứa con. Con bạn học đại học Y. Bạn kể lại cho tôi nghe những điều đứa con thân yêu đã kể cho bạn. Đó là những đêm trực bệnh viện, trực nhà xác, những buổi thực tập mổ tử thi. Những điều này rất xa lạ với chúng tôi, vì chúng tôi học chuyên ngành kỹ thuật.
Đó là câu chuyện về những xác người, già có trẻ có, nam có, nữ có - qua bàn tay mổ xẻ của những sinh viên trường Y không biết bao nhiêu lần. Những xác chết ấy sau nhiều năm qua biết bao nhiêu lần mổ xẻ, sẽ đến lúc không dùng được nữa, người ta sẽ mời người thân đến nhìn mặt lần cuối (lần cuối thứ hai, sau lần người ấy ra đi vĩnh viễn) rồi làm thủ tục hỏa táng hoặc mai táng. Bạn kể về những buổi lễ tri ân của trường tổ chức để tỏ lòng biết ơn những người đã hiến thân mình vì khoa học.
30 thg 1, 2012
27 thg 1, 2012
Tản mạn bên... bệnh viện Từ Dũ
Ngồi uống cafe cạnh bệnh viện Từ Dũ, để giết thời giờ, Hai Ẩu đố Bùm:
Bệnh viện Từ Dũ
Đố con giữa bệnh viện Từ Dũ và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có gì liên quan với nhau?
Bùm trả lời: Bệnh viên Từ Dũ là nơi người ta vô đẻ con, Bảo tàng Mỹ thuật là nơi họa sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật!
Tặc… tặc tặc!
Khi
Hai Ẩu bước vào thì Ba Trợn đang luôn miệng tặc tặc tặc như vậy, chẳng
quan tâm chi đến bên ngoài. Hai Ẩu vỗ vai hắn, hỏi: Chú mày làm gì mà
liên tục… bắn đạn lép vậy?
Không trả lời, Ba Trợn vẫn tặc tặc tặc và chỉ vào màn hình máy vi tính. Hai Ẩu nhìn vô trang web trên màn hình, theo ngón tay của Ba Trợn và đọc được một bản tin, có chữ đạo tặc.
Hai Ẩu gật gù, và nói: Ờ, đạo tặc là ăn cướp! Nhưng sao?
Lại dò theo ngón tay Ba Trợn, Hai Ẩu đọc tiếp một bản tin có chữ dâm tặc. Lại gật gù, Hai Ẩu nói: Ờ, dâm tặc là mấy tay hiếp dâm, hoặc ít ra là dê cụ giống… chú mày!
Ba Trợn thúc cùi chỏ vô mạng sườn Hai Ẩu, chỉ tiếp vô một bản tin có chữ lâm tặc. Hai Ẩu vẫn kiên nhẫn đáp lời: Đó là mấy tay phá rừng, cướp rừng!
Chuyện Thạch Sùng
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia, anh là Thạch Sùng, em là... Thạch Sanh. Cả hai cùng làm nghề kinh doanh máy tính và thiết bị công nghệ thông tin.
Thạch Sùng là đại gia, là nhà kinh doanh cỡ bự. Ông cung cấp các thiết bị cao cấp nhất, với công nghệ hiện đại nhất. Nào là laptop đời mới, máy chiếu cực mạnh, màn hình LCD cực xịn… Thạch Sùng có một showroom to đùng, trưng bày đầy đủ những máy móc đời mới nhất. Khách hàng của ông thật đông, toàn là giới thượng lưu quý phái. Chưa hết, công ty Thạch Sùng còn là nơi cung cấp thiết bị cho các dự án lớn hàng trăm máy tính, trị giá hàng tỷ tỷ đồng.
Dù là anh em, nhưng Thạch Sanh không được vốn lớn như Thạch Sùng. Vả lại gốc của Thạch Sanh là tiều phu đốn củi, do đó anh chủ trương kinh doanh theo kiểu… kiếm củi. Thạch Sanh mở một cửa hàng dịch vụ bé tẻo tèo teo, nhận sửa chữa máy tính và bán một số linh kiện phục vụ cho việc sửa chữa, nâng cấp máy tính. Thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ sống, điều quan trọng là thông qua công việc trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề của anh ngày một nâng cao.
26 thg 1, 2012
Chuyện Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện thơ Nôm Việt Nam, viết theo thể lục bát, của một tác giả khuyết danh, ra đời khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Cốt truyện Thạch Sanh ai cũng biết, tóm tắt vầy:
Thạch Sanh trong truyện tranh
22 thg 1, 2012
Chúc Xuân sến sến
Hồi nhỏ mình sến lắm!
Mỗi năm Tết đến, thay vì chúc Tết giống như mọi người, là: Chúc mừng năm mới, An khang Thịnh vượng, Sức khỏe, Bình yên, Hạnh phúc... mình đều cố nghĩ ra một câu thật lạ cho nó không đụng hàng.
Rồi dần dần lớn lên, mình thấy làm vậy vừa sến, vừa chảnh, vừa cải lương. Mình quyết định tối giản câu chúc, chỉ cần gọn lỏn mấy chữ là đủ: Vạn sự như ý! Vì quả thật có nói dài nói dai người ta cũng... nghe qua rồi bỏ!Chúc mừng đám cưới cũng vậy. Hồi đó thay vì chúc Trăm năm Hạnh phúc là đủ, mình cũng dài dòng đủ kiểu. Còn bây giờ? Chỉ cần bỏ tiền vô cái bao thư là xong.
Mỗi năm Tết đến, thay vì chúc Tết giống như mọi người, là: Chúc mừng năm mới, An khang Thịnh vượng, Sức khỏe, Bình yên, Hạnh phúc... mình đều cố nghĩ ra một câu thật lạ cho nó không đụng hàng.
Rồi dần dần lớn lên, mình thấy làm vậy vừa sến, vừa chảnh, vừa cải lương. Mình quyết định tối giản câu chúc, chỉ cần gọn lỏn mấy chữ là đủ: Vạn sự như ý! Vì quả thật có nói dài nói dai người ta cũng... nghe qua rồi bỏ!Chúc mừng đám cưới cũng vậy. Hồi đó thay vì chúc Trăm năm Hạnh phúc là đủ, mình cũng dài dòng đủ kiểu. Còn bây giờ? Chỉ cần bỏ tiền vô cái bao thư là xong.
21 thg 1, 2012
Nhớ xôi vò cơm rượu
Hồi xưa, sau 30/4/75, nhà nghèo lắm. Ba làm công chức chế độ cũ, đi học tập cải tạo một thời gian. Má bươn chải làm đủ thứ để nuôi con. Làm bánh ú, bánh ít để bán. Nhưng lâu dài nhất là làm xôi vò cơm rượu.
Mấy anh em học giỏi, má mừng. Ở Long Khánh, người ta khen bà bán xôi vò có con học giỏi, má hãnh diện. Người ta còn nói rằng tôi rất đáng khen, phụ má gánh xôi đi chợ bán mà vẫn là học sinh xuất sắc, và lấy tôi làm hình mẫu để làm gương cho con em họ.
Hic, nói quá đáng, tôi tệ lắm chớ làm gì được như vậy. Thứ nhất, tôi đâu biết gánh xôi. Thứ hai, nếu có biết tôi cũng đâu dám gánh, vì... mắc cỡ. Thứ ba, nếu có gánh được thì má cũng không cho, vì phần cực má dành cho riêng mình hết.
Mấy anh em tôi chỉ giúp má được một việc mọn, là vò cơm rượu. Các bạn có biết vò cơm rượu là sao không? Đơn giản lắm, má nấu nếp, ủ men xong rồi mấy anh em tôi ngồi rứt ra từng nắm nếp, vò thành từng viên (như viên cơm rượu mà các bạn thường ăn). "Kỹ thuật" ở đây chỉ là sao cho các viên nếp (viên cơm rượu sau này) có kích thước đều nhau, không lớn, không nhỏ, không chặt quá, không lỏng quá.
19 thg 1, 2012
Thăm Bảo tàng Đồng Nai
26 Tết, cha con Hai Ẩu đi chơi Tết bằng cách... đi tham quan Bảo tàng Đồng Nai.
Các bạn biết rồi đó, hàng năm cứ dịp Tết đến là người ta giăng khẩu hiệu: Mừng Đảng - Mừng Xuân...
Năm nay ở Bảo tàng Đồng Nai cũng rứa, khẩu hiệu trước cửa nhà bảo tàng là:
Ở trên còn có băng-rôn:
Các bạn biết rồi đó, hàng năm cứ dịp Tết đến là người ta giăng khẩu hiệu: Mừng Đảng - Mừng Xuân...
Năm nay ở Bảo tàng Đồng Nai cũng rứa, khẩu hiệu trước cửa nhà bảo tàng là:
Mừng Đảng quang vinh
Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012
Ở trên còn có băng-rôn:
Triển lãm
Những thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam
Qua 82 năm hình thành và phát triển.
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Chắc nhiều người trong chúng ta biết và yêu thích bài hát Ngọn trúc đào do Anh Bằng phổ nhạc
Nhưng bài thơ gốc để Anh Bằng phổ nhạc là bài Trúc Đào của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên thì có lẽ ít người biết hơn.
17 thg 1, 2012
Những người ưu tú
Tết năm
nay thật vui, vì Hai Ẩu được dịp tiếp xúc với những nhân vật nổi tiếng.
Một người là thầy giáo khả kính, người kia là một nghệ sĩ tài hoa.
Đâu phải dễ gì một người bình thường có dịp làm quen với những nhân vật tên tuổi như vậy, cho nên Hai Ẩu lấy làm vinh dự và sung sướng lắm. Hai Ẩu xin các vị tấm cạc-vi-dít để sau này khoe với mọi người lấy le, rằng tôi là bạn của người nổi tiếng đấy nhé!
Cầm tấm cạc-vi-dít của thầy giáo khả kính, trịnh trọng đọc tên tuổi, danh hiệu của ông, bỗng Hai Ẩu ngớ người ra, hỏi:
- Thưa anh, sao anh lại là Ngứt ạ? Ngứt là cái quái gì, nghe kỳ quá dzậy?
Ông giáo ngạc nhiên, nhìn theo tay chỉ của Hai Ẩu vào tấm cạc, rồi phá ra cười:
- Ôi, không phải Ngứt, mà là NGƯT, là Nhà Giáo Ưu Tú viết tắt đó mà!
16 thg 1, 2012
Ông Táo và giáo sư Ngô Bảo Châu
Hôm nay ông Táo về trời. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi về thượng giới, ông Táo tranh thủ gặp một nhân vật nổi tiếng: Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu.
Ông Táo nói gì với giáo sư?
Sau đây là toàn văn cuộc nói chuyện (có phóng viên ghi âm hẳn hoi):
Táo: Chào giáo sư, tôi có một vấn đề quan trọng cần bàn với ông. Một vấn đề toán học, có thể là một bổ đề mới cho giáo sư chăng?
GS Ngô Bảo Châu: Vâng, xin ông cứ nói.
15 thg 1, 2012
Dân miền Tây ăn Tết con gì?
Hai Ẩu dìa miền Tây, xởi lởi chúc Tết:
- Năm mới chúc bà con làm ăn khấm khá, huê lợi dồi dào nha!
- Ôi, Tết nhứt gầu thúi guột anh Hai ơi. Năm mới khó khăn lắm đa, phải gồng mình chịu trận cho nó qua khỏi năm đa anh Hai.
14 thg 1, 2012
13 thg 1, 2012
Mùa xuân đầu tiên- Một tư duy vượt trước
Bài viết của Nguyễn Đăng Tấn
đăng trên Tuần Việt Nam ngày 4/2/11
Mùa xuân đầu tiên viết về sự kiện trọng đại của dân tộc. Đó
là mùa xuân đầu tiên Bắc - Nam mới thật sự cùng chung vui một nhà, cùng
hòa lòng người, tình yêu, tình thương để cùng đón tết.
Mùa bình thường - mùa vui nay đã về
Chỉ mong bình thường thôi, đã là vui rồi.
Mà sao chờ mãi chẳng có mùa bình thường.
Ôi, bình thường khó như vậy sao?
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về...
Mà sao chờ mãi chẳng có mùa bình thường.
Ôi, bình thường khó như vậy sao?
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về...
12 thg 1, 2012
10 thg 1, 2012
Hạt đậu và ước mơ của người nghệ sĩ
Nhiều năm liền, nền phim hoạt hình của điện ảnh Pháp tỏ ra lép vế trước phim hoạt hình Mỹ. Năm 1998, phim hoạt hình 2D Kirikou & bà phù thủy xuất hiện tại Pháp đã chinh phục khán giả của đất nước này. 8 năm sau, trước áp lực và tình yêu của công chúng dành cho Kirikou, Kirikou 2 (Kirikou và bầy mãnh thú) ra đời tiếp tục thành công vang dội. Nhân vật cậu bé châu Phi Kirikou đã làm hồi sinh nền phim hoạt hình Pháp.
Điều bất ngờ thú vị là bộ phim Kirikou 2 đã được thực hiện tại Việt Nam với hầu hết nghệ sĩ là các họa sĩ người Việt, thông qua một công ty của Pháp là Armada (trụ sở tại TPHCM). Ông Olivier Reynal, giám sát sản xuất bộ phim, đã nhận xét về ê kíp sản xuất người Việt này như sau: Hơn 60 nghệ sĩ nước các bạn đã làm việc say mê để góp phần mang lại thành công cho bộ phim. Chúng tôi chỉ có thể nói họ là một tập thể gắn kết, chịu khó, học hỏi và tiếp thu những kỹ thuật rất nhanh. Ở Pháp hiện nay khó có một êkíp đầy đủ, toàn diện như vậy.
7 thg 1, 2012
Bùm ở nhà hát lớn TPHCM
Bùm chụp hình ở Nhà hát lớn TPHCM
Hai Ẩu: Cô kia cũng đứng chụp hình kìa. Sao con không chụp chung với cổ?
Hai Ẩu: Cô kia cũng đứng chụp hình kìa. Sao con không chụp chung với cổ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)