Lần đầu tiên tôi đến thác Dray Sap là năm 2000. Nếu bạn đã từng quen thuộc với những con thác ở Lâm Đồng như thác Prenn, thác D'Atanla. thác Pongour... bạn sẽ thấy vô cùng choáng ngợp trước vẻ kỳ vĩ của con thác lớn bậc nhất Tây nguyên này.
Thác Dray Sap năm 2001. Bạn có thể thấy khói mịt mờ dưới chân thác. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Thác như một bức tường nước khổng lồ giăng ngang giữa hùng vĩ đại ngàn, dòng nước cuồn cuộn đổ tung bụi nước mịt mù dưới chân thác như khói sương ngút ngàn. Đó là lý do người Ê đê gọi tên thác là Thác Khói (trong tiếng Ê đê Dray là thác, Sap là khói).
Vào những buổi chiều tà, ánh hoàng hôn xuyên qua bụi nước, tạo nên cầu vồng hư ảo.
Tôi gọi đó là Tình Yêu. Vì Tình Yêu mới dữ dội như thác ngàn, lung linh như sương khói và huyền ảo như ánh cầu vồng...
Vào những buổi chiều tà, ánh hoàng hôn xuyên qua bụi nước, tạo nên cầu vồng hư ảo.
Tôi gọi đó là Tình Yêu. Vì Tình Yêu mới dữ dội như thác ngàn, lung linh như sương khói và huyền ảo như ánh cầu vồng...
Năm 2009, tôi đến Dray Sap vào mùa thu, lúc mới chớm mưa. Thác vẫn còn đẹp say đắm như ngày nào, nhưng dòng nước cuồn cuộn đã biến đi đâu? Thác Khói đã không còn mờ ảo khói sương nữa...
Thác Khói năm 2009. Còn sót chút thác ngàn trên vách đá trơ vơ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Cố chọn một góc chụp gần dòng thác để còn thấy khói sương, nhưng vẫn không thể che được vách đá. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Mùa xuân năm 2010, tôi lại về thăm Dray Sap. Bây giờ là mùa khô, con thác hùng vĩ và lung linh huyền ảo giờ như thế này đây:
Ngồi đây tự hỏi: Đây có phải thác Dray Sap ngày nào không?
Phải chăng vì mình không đến vào mùa mưa, nên thác xưa cằn cỗi?
Bạn tôi vừa mới đến Draysap, mùa mưa, năm 2013. Xin phép bạn post ảnh lên đây:
Bây giờ là mùa mưa, những cơn lũ dữ dội vừa tràn qua miền Trung và Tây nguyên, nhưng Dray Sap vẫn trơ trơ vách đá và hiền hòa như một con suối. Đâu rồi đại ngàn hoang dã sóng xô?
Và đây là câu trả lời:
Nơi đầu nguồn sông Krông Nô (phát sinh ra dòng chảy thác Day Sap) người ta đã xây dựng hồ thủy điện. Đây đã thành hồ nước long lanh.
Vậy là hết! Thác Khói sẽ chẳng bao giờ còn như ngày xưa. Sương khói miên man đã thành bụi bên vách đá khô cằn giữa cái nắng chói chang.Tình Yêu có còn dữ dội như thác ngàn, lung linh như sương khói và huyền ảo như ánh cầu vồng hay không nhỉ?
(À, còn một chuyện nhỏ nữa. Ngày xưa thác Dray Sap thuộc tỉnh Đắk Lắk, nhưng nay chia tỉnh rồi thì Dray Sap thuộc tỉnh Đắk Nông, dù nó vẫn nằm yên nơi đó!)
Phạm Hoài Nhân
hix, nhờ ơn đảng nên đã góp phần làm mất đi một cái thác :(
Trả lờiXóaChục năm nay rất nhiều dòng thác đã bị bức tử, nhưng trong đó Dray Sap có lẽ là cái thác lớn nhất, hoành tráng nhất! hic!
XóaMuô'n chui thê` mà so anh Hai râ`y nên thôi :(
Trả lờiXóaGiận mà chi anh Già ơi! Mơi mốt anh có về Việt Nam sẽ bớt đi một điểm phải tham quan. Và tạ ơn Trời, họ chưa xả lũ ở hồ thủy điện này đó!...
XóaCửa Tùng là một trong những bãi biển đẹp nhất VN. Sách vẫn còn ghi: Cửa Tùng là bà chúa của các bãi biển VN. Nhưng khi CT đến, không thể hình dung: Không một bóng người, tan tác, xác xơ, buồn hiu,...(nghe đâu bên bồi bây giờ trở thành bên lỡ, do xây kè chắn gì đó làm chuyển hướng dòng chảy. Có nhiều người kêu cứu Cửa Tùng, nhưng không biết cứu chưa). Buồn! Giờ lại thấy thác Draysap cạn khô. Buồn nữa...
Trả lờiXóaCó một con thác huyền thoại khác là thác Yaly ở Gia Lai đã biến mất để thay bằng thủy điện Yaly. Tôi không được may mắn đến đây khi nó còn là thác, chỉ đến khi nó đã là công trình thủy điện. Nơi này giờ tổ chức thành một điểm tham quan khá thú vị, và giá trị của công trình thủy điện Yaly có lẽ cũng không thể phủ nhận. Nhưng nhớ đến con thác ngày xưa vẫn thấy ngậm ngùi luyến tiếc.
Xóa