Con đường đi ngang qua chợ là một đoạn đường dốc, và người ta gọi đó là dốc Kỷ niệm. Đây chính là con dốc mà Nguyễn Tất Nhiên nhắc đến không ít lần trong những bài thơ tình lãng mạn của ông, tiêu biểu là mấy câu trong bài Em hiền như ma soeur:
đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc
(khi Phạm Duy phổ nhạc thì đoạn này biến thành:
đưa em về dưới mưa
chiếc xe lăn dốc già
Dốc Kỷ niệm còn được gọi là dốc Ngô Quyền, vì nó đi ngang qua trường PTTH Ngô Quyền. Ngày xưa, Nguyễn Tất Nhiên học ở đây.
Ơ, thế nhưng không phải vì những bài thơ tình lãng mạn của Nguyễn Tất Nhiên mà con dốc này mang tên kỷ niệm, vì cái tên dốc kỷ niệm đã có rất lâu rồi, từ... trước khi Nguyễn Tất Nhiên ra đời kia!
Cái chợ cũng vậy, nó không hề có bất kỳ đặc điểm nào trong số những đặc điểm mà ta tưởng tượng ra như nêu ở trên. Đấy là một cái chợ nho nhỏ, nằm trên đường 30 tháng Tư, phường Trung Dũng, ở trung tâm thành phố Biên Hòa. Chẳng phải phiên chợ tình ở vùng cao, cũng chẳng phải chợ ở bến sông đong đầy kỷ niệm.
Vậy tại sao cái chợ (và con dốc nữa) lại mang tên là Kỷ niệm?
Lý do có vẻ hơi thiếu phần lãng mạn. Đó là cái chợ và con dốc này nằm gần một cái đài mà người dân thường gọi là Đài Kỷ niệm. Thay vì gọi là chợ gần đài Kỷ niệm thì người ta gọi là chợ Kỷ niệm cho gọn! Thay vì gọi là dốc đi ngang đài Kỷ niệm thì đọc là dốc Kỷ niệm cho nhanh!
Đài Kỷ niệm là công trình được chính quyền thuộc địa Pháp xây
dựng năm 1923 với tên gọi “Đài kỷ niệm người Việt trận vong“. Công trình kiến trúc
được mô phỏng theo kiểu ngọ môn Huế thời nhà Nguyễn do vợ chồng giáo sư Robert
Balick và đội ngũ giáo viên, học sinh trường Bá nghệ Biên Hòa (tiền thân của
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai) thi công.
Bệ chân
đài được tôn cao so với bề mặt chung quanh. Hai trụ đá được chạm khắc với đường nét tinh tế. Trên thân của trụ đá có câu đối chữ Hán với nội dung:”Dũng sĩ trí thân phò Tổ quốc danh bi biểu
trụ vạn cổ chấn lưu phương. Chinh hồn toàn tiết phân hương quan thu cúc xuân hoa
truyền điệt tử” được thực hiện công phu bằng gốm với màu sắc hài hòa. Tấm
bia đá khắc chữ Hán ghi tên những con người ở Biên Hòa đã bỏ mạng vì nước Pháp.
Họ là những người dân thuộc địa bị bắt lính và chiến đấu trên những mặt trận xa
quê hương mà thực dân Pháp chủ mưu. Bên chân hai trụ có hình tượng lân chầu
bằng gốm. Bốn góc chân đài có hình ảnh của tượng rồng làm bằng gốm men xanh
Biên Hòa tỏa xuất ra bốn hướng.
Xin các bạn chú ý nhé: Đây là Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, nhưng là do người Pháp xây dựng, để tưởng niệm người Việt chết cho nước Pháp, chứ không phải cho những liệt sĩ Việt Nam hy sinh cho Tổ quốc của mình!
Đài Kỷ niệm đã được Nguyễn Ái Quốc nhắc đến trong Bản án chế độ thực dân Pháp như là một sự mị dân của chính quyền thực dân. Công trình đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988 (nhờ nhắc một câu mà thành di tích cấp quốc gia!). Hiện nay, đài Kỷ niệm đã được tôn tạo thành một công viên văn hóa giữa lòng thành phố Biên Hòa.
Thế là những ai giàu tâm hồn mơ mộng khi đọc tên kỷ niệm sẽ vỡ mộng mất thôi, vì ý nghĩa thật sự của nó chẳng có gì lãng mạn cả!
Vậy nếu bạn là khách phương xa tới Biên Hòa có nên ghé thăm dốc Kỷ niệm, chợ Kỷ niệm không?
Dốc Kỷ niệm thì có lẽ cũng nên đến để thấm hơn lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên, nhưng phải đi bằng xe đạp và đèo ai đó kìa, chớ đi xe máy hay xe hơi thì... bó tay, làm sao cảm nhận được:
đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc
Còn chợ Kỷ niệm? Nó không có gì dính dáng đến cái tên Kỷ niệm, và là một cái chợ nhỏ, quá bình thường, ghé để làm gì nhỉ? À có, ghé vô ăn bánh xèo. Bánh xèo chợ Kỷ niệm nổi tiếng ngon lắm đó!
Phạm Hoài Nhân
Cam on anh Hai da gioi thieu
Trả lờiXóaDìa Dziệt Nam đi thăm Kỷ niệm đi anh!
Xóathiệt, phải ghé vì Mây vốn mê bánh xèo, hahaha
Trả lờiXóaHa ha, ăn bánh xèo xong anh Mây sẽ làm bài thơ:
XóaĐưa em về dưới mưa,
dắt em ăn bánh xèo...
Thế mà khu vực rạp Thanh Bình ; Cây Xăng .. lai gọi là Vườn Mít ?? Mặc dù nó gần sát bên Đài Kỹ Niệm????
XóaMột công trình còn lưu giữ với thời gian
Trả lờiXóa