Có những bảo tàng vào cửa miễn phí, có những bảo tàng phải mua vé. Bán vé là hợp lý thôi, vì có như thế bảo tàng mới có kinh phí để hoạt động. Ở TPHCM, tùy bảo tàng, vé vào cửa từ khoảng 15.000 đ đến 30.000 đ/người, đó là con số chấp nhận được.
Như đã nói, tham quan bảo tàng là dịp để ta chụp hình no nê, chẳng những làm tư liệu cho chuyến viếng thăm này mà còn làm tư liệu cho nhiều chủ đề khác nữa.
Ở TPHCM, tôi đã đến bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, bảo tàng TPHCM... Mỗi nơi mỗi vẻ, và khi trở về mở máy ra xem lại hình chụp là tái hiện lại cuộc tham quan đầy thú vị.
Ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM (trong khuôn viên Sở thú), như thường lệ sau khi mua vé vào cửa xong, tôi hân hoan ngắm nghía và chụp hình. Vừa giơ máy lên thì anh bảo vệ quát: Không được chụp hình!
What? Đây đâu phải khu vực quân sự hay an ninh quốc phòng gì đâu mà cấm chụp hình chứ?
Tôi nhìn thấy có người vẫn đang chụp hình, liền hỏi:
- Người ta đang chụp kìa, sao cấm tui?
- Họ mua vé rồi. Muốn chụp hình phải mua vé!
- Tui cũng mua vé rồi nè!
- Vé vào cửa riêng, vé chụp hình riêng. Muốn chụp hình thì ra mua vé đi!
Mấy hình sau đây là tôi chụp lén cho bõ ghét
Tôi đã tham quan nhiều bảo tàng ở TPHCM cùng những địa phương khác, chưa gặp trường hợp mua vé vào cửa riêng, mua vé chụp hình riêng như vầy bao giờ.
Rồi nghiệm lại, ở Sài Gòn, các bảo tàng của thành phố quản lý như Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, Bảo tàng TPHCM... thì mua vé vô cửa, khuyến mãi chụp hình, còn cái Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TPHCM thì hình như nó có tên là Việt Nam (không phải TPHCM) nên nó mang phong cách trung ương chăng? Y chang như đi uống cà phê mà muốn uống trà phải kêu thêm (và tính tiền thêm) tách trà!
Tiện đây tôi muốn nhắc tới Bảo tàng Lâm Đồng ở Đà Lạt. Bảo tàng này cũng bán vé vào cổng, nhưng không phải phong cách trung ương nên mua vé xong là chụp hình, quay phim thoải mái (thử tưởng tượng, đi tham quan Đà Lạt mà không được chụp hình thì còn ra cái thể thống gì nữa!). Bài trí của bảo tàng này rất khoa học và nghệ thuật, hiện vật phong phú và đa dạng, xem và chụp hình sướng thôi. Chẳng những thế, bạn còn được tham quan cung Nam Phương hoàng hậu trên ngọn đồi sau bảo tàng, được dạo chơi chụp hình trên sườn đồi thông. Nếu là trẻ con thì còn có thể đến khu trò chơi dân gian. Tất cả đều miễn phí sau khi bạn đã mua vé vào cửa. Mà bạn biết bao nhiêu tiền một vé không? 8.000 đ, viết bằng chữ: Tám ngàn đồng! Giá năm 2013 đó nhé bạn!
Thôi, tôi sẽ để dành kể chuyện về Bảo tàng Lâm Đồng rất dễ thương trong bài khác, kể chung trong bài này sẽ làm nó mất duyên.
Phạm Hoài Nhân
Theo Phong cách TW nhà! :(
Trả lờiXóahay là phong cách bố láo nhỉ? :-)
Xóachời, giờ e mới biết vì lâu lắm rồi e chưa đi bảo tàng, ko lầm là trên chục năm là ít :)
Trả lờiXóaĐi lại cho biết đi, hi hi!
Xóathì đó, tết vừa rồi Mây dắt cháu tính vô chơi cho sắp nhỏ đở bị mất gốc, nghe nó hét mua vé chụp hình, Mây nói mua chi phí, tui ra luôn khỏi cần coi, thí cô hồn tiền vé, hahahaha
Trả lờiXóagặp em thì em kêu mấy cô bán vé và nhân viên bảo tàng ngồi đó ngắm bảo tàng một mình cho dzui. Thu tiền kiểu tràn lan này thì khỏi ai muốn bước vô luôn.
XóaAnh Mây cũng bị rồi, ha ha.
XóaBố susu đừng trách mấy cô bán vé và nhân viên bảo tàng, không phải họ muốn vậy đâu. Ấy là họ làm theo chỉ đạo, theo "phong cách trung ương" ấy mà!
Ha ha ha!
mơi mốt có đi bảo tàng để em hỏi xem mấy cô ấy sẽ nghỉ ntn, chắc mấy cô cũng cười trừ thôi :)
Xóa