30 thg 9, 2014

Động phòng hoa chúc dạ

Nội dung sắp viết ở đây chỉ có liên quan một chút tới Động phòng hoa chúc thôi, nhưng phải đăng cái tít như vậy mới câu view được chớ!

Chuyện tui sắp kể đây lại là chuyện về ông Bùi Hữu Nghĩa. Cũng như chúng ta hiện giờ, ông không ưa gì bọn Tàu. Thời đó, thấy các nhà nho thường ngâm vịnh thơ Đường, khen thơ Đường của Tàu là tuyệt tác, ông ghét lắm.



Mộ cụ Bùi Hữu Nghĩa

28 thg 9, 2014

Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất!

Thuở còn nhỏ học tiểu học (cấp 1 bây giờ) bọn tôi được dạy hát tập thể những bài nhạc du ca của Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy... Cũng không biết sao hồi đó mình được dạy hát nhạc du ca từ lúc nhỏ vậy, nhưng nhạc hay lắm, hát say sưa thích thú luôn - dù có khi chưa hiểu hoàn toàn ý nghĩa.

Trong số những bài du ca đó có một số (rất ít) bài được thời nay cho phép hát, một số bài khác tuy chưa cho phép nhưng người ta cứ hát vì nó quá hay và quá đúng tâm trạng bây giờ, đáng kể nhất là Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang. Một số khá nhiều bài khác ít được nghe lại, dần chìm vào quên lãng.


24 thg 9, 2014

Am Chư vị ở chùa Hóc Ông Che và huyền thoại về vị sư giết cọp

Từ tam quan chùa Hóc Ông Che đi thẳng sâu vào bên trong theo hướng tay phải, bạn sẽ đến một am thờ gọi là Am Chư vị. Câu chuyện về Am Chư vị này khá lý thú.

Cửa Am Chư vị

Theo truyền thuyết được người dân sống gần chùa Hóc Ông Che kể lại, sau thời gian theo học sư Khánh Lâm ở Châu Thới Sơn Tự, sư tổ chùa Hóc Ông Che là Huệ Lâm được thầy mình tặng bộ vật phẩm gồm: Cái rựa, xâu chuỗi và mõ gỗ. Rựa dùng để phát quang rừng rậm, xâu chuỗi dùng để tham thiền, mõ dùng để tụng kinh luyện trừ âm binh. Ngoài ra ông còn được truyền thụ bí kíp về võ bùa.

Chùa Hóc Ông Che

Cái tên Hóc Ông Che dễ khiến người ta tưởng là tiếng Khmer, hoặc nếu tiếng Việt thì khiến liên tưởng tới một chỗ hóc bà tó, thâm sơn cùng cốc nào đó.

Mà đúng thiệt, để đi tới ngôi chùa này ta phải đi qua các xóm làng tương đối hoang vắng (hoang vắng xét trong điều kiện đây là một địa điểm thuộc thành phố Biên Hòa, đô thị loại II, chứ không phải là rừng rậm hoang vu nghe!).

Tên chính thức của chùa là Hiển Lâm, địa chỉ tại số 88/18 ấp Tân Hóa, xã Hóa An, TP Biên Hòa, số điện thoại là (061)3954969. Ấy, nhưng đừng căn cứ theo địa chỉ ghi trên để đi tìm, vì ở Hóa An người ta chả ghi tên đường đâu (dân cũng chẳng biết tên đường luôn, nói chi tới số nhà). Bạn đến chùa bằng cách sau: Từ Biên Hòa qua cầu Hóa An, tới chợ Hóa An quẹo phải (đường Hoàng Minh Chánh) đi theo con đường rải đá khoảng 500 - 600 met thì có một ngã ba, phía trái có bồn nước cao của công ty Cấp nước, bạn quẹo trái đi khoảng 400 met nữa nhìn bên trái là thấy chùa.

Tam quan chùa là đây, nhìn rất uy nghi tráng lệ khiến ta quên mất rằng chùa có tên là... Hóc Ông Che!

23 thg 9, 2014

Chùa Gò Sỏi (Hóa An - Biên Hòa)

Sách Biên Hòa sử lược (1972) của cụ Lương văn Lựu xếp chùa Gò Sỏi vào loại chùa cổ, với những mô tả như sau:

Chùa được dân làng tự xây dựng từ lâu đời, trên một cái gò có nhiều sỏi đỏ nên được gọi là chùa Gò Sỏi. Chung quanh chùa có những gốc xoài cổ thụ, to ba người ôm mới giáp, chứng tỏ chùa được xây dựng đã hàng trăm năm.

Trong sách, cụ Lương văn Lựu "quên" không nói chùa nằm đâu ở Hóa An và tên chữ chính thức của chùa là gì, khiến kẻ hậu sinh đặt câu hỏi: hơn 40 năm sau khi cụ viết những dòng trên chùa Gò Sỏi có còn không, và đang ở đâu?

Hóa ra là còn, nhưng ngôi chùa không còn nằm trên gò sỏi nữa, và bây giờ tên chính thức của chùa là chùa Tân Quang.


Chính điện chùa Tân Quang

22 thg 9, 2014

Bí quyết để nổi tiếng

Facebook là nơi dễ khiến người ta nổi lên lòng ham muốn. Khi post một hình hay một status lên thì muốn người ta bấm like cho nhiều, muốn người ta comment cho lắm. Khi mình comment hay like ở nhà người khác, thì trong lòng cũng kỳ vọng rằng người ta sẽ đáp lễ bằng cách comment hay like ở nhà mình, hoặc nhấn like cái comment của mình. Trạng thái mong muốn có thể cực đoan đến mức: không cần phải khen, ném đá cũng được miễn là comment càng nhiều càng tốt, để chứng tỏ ta đây được nhiều người quan tâm.




15 thg 9, 2014

Chùa Hút Gió

Ở phường Bửu Hòa, Biên Hòa, trên đường Bùi Hữu Nghĩa có một ngôi chùa nhỏ tên Long Tân Tự. Có lẽ người phương xa đi ngang đây sẽ không chú ý gì đến ngôi chùa, vì nó nhỏ và đơn sơ quá. Tuy nhiên nếu đọc kỹ tên chùa, người ta sẽ nảy sinh sự tò mò: bên dưới tên Long Tân Tự còn một tên nữa được đắp nổi là Chùa Hút Gió.

Cổng chùa Long Tân, chữ Chùa Hút Gió màu trắng đắp nổi phía dưới. Ảnh: Panoramio

Tại sao có tên là chùa Hút Gió?

Nói đến hút gió người ta nghĩ đến quạt hút gió trong công nghiệp hoặc trong nhà. Hay là ngôi chùa này có khả năng thu hút gió bốn phương về đây? Không có lý! Vị trí và kiến trúc của chùa không cho thấy chùa có khả năng đặc biệt đó.

Hút gió còn là phương ngữ Nam bộ, đồng nghĩa với huýt sáo. Hơ, nhưng không lẽ đây là chùa huýt sáo? Tên gì mà ngộ vậy?

13 thg 9, 2014

Hiền hòa như Biên Hòa, hùng hổ như Biên Hùng!

Tên gọi Biên Hùng thường được dùng để chỉ vùng đất Biên Hòa. Đi ngược dòng thời gian một chút tên Biên Hùng có vẻ còn được ưa chuộng hơn Biên Hòa nữa. Trong bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên của mình, cụ Lương văn Lựu đã đặt tựa tập 2 là Biên Hùng oai dũng, còn nhà văn Thái Thụy Vi thì đã viết bộ sách về Biên Hòa mang tên Biên Hùng liệt sử. 

Vì sao lại có 2 cái tên mang ý nghĩa hơi ngược nhau như vậy nhỉ? (Hòa là hiền hòa, còn Hùng là hùng dũng)

Có 2 chi tiết đáng chú ý:
  • Tên gọi Biên Hùng có trước tên gọi Biên Hòa
  • Biên Hòa là một địa danh hành chính chính thức, còn Biên Hùng chỉ là một tên gọi tự xưng.
Thuở ban đầu vùng đất Biên Hòa ngày nay có tên Trấn Biên, được đặt từ thời chúa Nguyễn. Trấn nghĩa là gìn giữ, cũng là đơn vị hành chánh có tính quân sự cấp tỉnh. Biên  là chỗ giáp giới bờ cõi. Đến năm 1808, vua Gia Long đổi tên dinh Trấn Biên thành Biên Hòa. Hòa là bình yên, hòa thuận, với mong muốn vùng đất nơi biên cương này được trấn giữ chắc chắn, thuận hoà.

10 thg 9, 2014

Bài học của cu Tí

Buổi sáng,


Cu Tí hí hửng xách cái máy tính bảng tới réo bác Tư:
  • Bác Tư ơi, tin nóng hổi, tin hấp dẫn đây. Jennifer Lawrence và hơn 100 ngôi sao Hollywood bị phát tán ảnh nude trên mạng!

Bác Tư nhướng mắt ngó cu Tí, ý hỏi: Vậy thì sao? Cu Tí nuốt nước miếng ừng ực, hào hứng nói:
  • Báo của mình đăng tin nhưng không đăng hình, hoặc có hình thì cũng che hết. Nhưng biết tin này rồi con search trên mạng thế nào cũng tìm ra. Phen này coi hình sex của mấy nàng diễn viên nổi tiếng đã luôn, nghe nói có cả video clip nữa đó bác Tư. He he, quá đã!

9 thg 9, 2014

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối...


Đây là ảnh của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trên bìa lịch Xuân 1967 của báo Phụ nữ Ngày mai. Thẩm Thúy Hằng là người đẹp nổi tiếng ở miền Nam, và thời ấy bức ảnh này được xem là táo bạo (hic, lạc hậu quá so với bây giờ hả các bạn). Để tôn vinh vẻ đẹp của người đẹp, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu đã cất công đi chọn một hậu cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất. Và cái nền thiên nhiên mà ông đã chọn ấy là suối Lồ Ồ ở Dĩ An, Biên Hòa. (Xin lưu ý rằng thời đó Dĩ An thuộc Biên Hòa chứ không phải Bình Dương như bây giờ nghen).

Suối Lồ Ồ đã từng là một điểm du ngoạn nổi tiếng của vùng Biên Hòa - Sài Gòn. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên viết cách đây trên bốn mươi năm, cụ Lương văn Lựu đã viết: Suối Lồ Ồ mấy chục năm trước hãy còn hoang vu, là một mục tiêu du ngoạn của giới thanh niên nam nữ, dẫn nhau đến nghỉ trưa, tắm mát.

7 thg 9, 2014

Bài hát Mẹ trăm con


Tối qua coi Giọng hát Việt nhí nghe bé Thiện Nhân hát bài Đất nước lời ru của NS Văn Thành Nho. Là fan hâm mộ của cô bé náy rồi nên nghe hát bài nào tui cũng thích (nhưng thích nhứt là nghe bé nói cây đu đủ theo giọng Bình Định!). Mọi người khen nhiều rồi, nên ở đây không khen nữa. Chỉ tóm lại là: Thích lắm!

5 thg 9, 2014

Chuyện bên mộ nhà văn Nam Cao



Những tấm ảnh này tui - Hai Ẩu - chụp bên mộ của nhà văn Nam Cao tại Lý Nhân, Hà Nam, quê hương ông (tức nguyên mẫu của làng Vũ Đại). Tui đăng ảnh này đề làm bằng chứng cho câu chuyện có thật mà tui nghe được tại đây, và sắp kể lại cho các bạn.

4 thg 9, 2014

Hàm Rồng ở... Biên Hòa

Trong Nam, khi nhắc đến Hàm Rồng người ta thường nghĩ ngay đến núi Hàm Rồng ở Pleiku, Gia Lai. Có nhiều lý do khiến địa danh Hàm Rồng Pleiku trở nên quen thuộc:
  • Đại bản doanh của đội bóng đá Hoàng Anh - Gia Lai và học viện bóng đá của HAGL đặt tại Hàm Rồng. Do vậy những người không quan tâm du lịch, địa lý, chỉ quan tâm thể thao cũng biết tên Hàm Rồng.
  • Hàm Rồng là ngọn núi lớn ở Pleiku, từ nhiều vị trí ở TP Pleiku đều có thể nhìn thấy ngọn núi này.
  • Truyền thuyết rằng núi Hàm Rồng là phần dương của núi lửa, còn Biển Hồ Pleiku là phần âm, đem núi Hàm Rồng úp lên Biển Hồ sẽ... vừa khít!
Núi Hàm Rồng ở Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

3 thg 9, 2014

Quà Trung thu

Người ta vẫn nói rằng Tết Trung thu là Tết của nhi đồng. Nói thì nói vậy nhưng nghĩ cho kỹ thì chẳng có cái gì dành cho nhi đồng hết.

Nàng Hằng Nga yểu điệu thướt tha ắt là dành cho… người lớn ngắm. Người lớn mới mơ khúc nghê thường chớ con nít làm gì biết mơ tới khúc điệu đó của Hằng Nga. Dành cho con nít là bà tiên, mà Hằng Nga thì lại là nàng tiên nên chỉ dành cho người lớn!

Chú Cuội thì chắc chắn không phải dành cho con nít rồi. Chẳng những thế còn phải tránh xa nữa, vì chú ta chuyên nói dóc mà. Đó là tính xấu, không được để trẻ con tiêm nhiễm.

Bánh Trung thu thì thoạt nhìn tưởng đâu dành cho con nít, nhưng thật ra không phải. Đó chỉ là cái cớ để nhân viên biếu quà cho sếp, để người ta biếu quà cho nhau thôi. Con nít chả đóng vai trò gì ở đây cả! Chẳng những vậy, nếu con nít nhà bạn đang đi học thì Tết Trung thu đến bạn tặng bánh Trung thu cho cô giáo hay cô giáo tặng bánh Trung thu cho con bạn?

2 thg 9, 2014

Chùa Long Sơn Thạch Động - Chùa Hang ở Biên Hòa

Chùa Long Sơn Thạch Động nằm ở sườn đông của núi Long Ẩn, dân gian gọi là chùa Hang. Cái tên hoa mỹ Long Sơn Thạch Động chính là chùa hang trên núi Long Ẩn. Xưa nay đường lên chùa là đi 99 bậc thang từ chân núi, mà chân núi ấy lại nằm trong khuôn viên khu du lịch Bửu Long nên người ta xem như chùa là một thành phần của khu du lịch Bửu Long. Tuy nhiên gần đây đã có đường nhựa (xe hơi đi được) lên chùa từ chân núi phía ngoài khu du lịch. (Xem bài Đi chùa Hang ở Biên Hòa).

Đường lên chùa

1 thg 9, 2014

Bà nội - người phụ nữ mang gùi

Bà nội ruột của tui cùng quê với ông nội, ở Phù Mỹ, Bình Định. Bà mất năm 1948, 39 tuổi. Năm đó ba tui mới 12 tuổi.

Tui không biết sau khi bà nội mất, chuyện tình duyên của ông nội thế nào, chỉ biết là khi tui ra đời (năm 1959) thì tui có bà nội. Ba má tui dạy rằng đó là bà nội nhỏ.

Tui là đứa cháu nội đầu tiên, nên bà nội thương tui lắm. Tui cũng thương bà lắm.

Bà nội nhỏ không phải dân Bình Định, cũng không phải người Kinh. Hồi đó tui còn quá nhỏ để biết bà quê quán ở đâu, dân tộc gì, chỉ biết người lớn nói rằng bà là người Thượng.

Ở nhà ông nội có treo một chiếc gùi của bà. Và tui nhớ, thỉnh thoảng bà lại mang gùi đi. Đi chân không, Bà nói rằng bà về quê ít bữa. Tui cũng không biết bà về quê là đi đâu, nhưng chắc là hơi xa. Dáng bà nhỏ thó, mang gùi, đi chân trần trên những con đường đất đỏ Long Khánh, đi xa lắm vào nương rẫy, buôn làng ở đâu đó.

Người phụ nữ mang gùi trên đường phố Kontum. Ảnh: Phạm Hoài Nhân - 2009