1 tiếng đồng hồ pháo kích liên tục, cả nhà núp dưới hầm (hồi đó mỗi nhà đều có hầm trú ẩn).
Đạn ngớt. Xung quanh mọi người dáo dác. Chạy! Hoảng loạn!
Chạy đi đâu? Mọi người chạy theo quốc lộ 1, về hướng Nam. Chạy trong rẫy, trong rừng, không dám chạy ngoài đường.
3 đứa thư sinh 16, 13 và 11 tuổi, cộng thêm ông bố cũng không kém phần thư sinh lần đầu tiên biết thế nào là chạy loạn. Còn có ông ngoại và bà ngoại nữa...
Cách đó cả tuần, cả nhà đã di tản về nhà cậu Hai, một căn nhà nhỏ trên con rạch nước đen thui ở đường Bến Vân Đồn, quận 4. Đến ngày 8 tháng 4, thấy tình hình có vẻ im ắng ba sốt ruột về trông nhà, 3 đứa tụi tôi đỏng đảnh đòi đi theo. Má ở lại Sài Gòn với 4 đứa em nhỏ (đứa nhỏ nhất chưa đầy 1 tuổi, nó sinh ngày 30 tháng 4 năm... 1974).
Thế là chỉ một ngày sau, 4 cha con kẹt ở Xuân Lộc (Long Khánh) ngay từ ngày đầu của trận đánh.
3 ngày sau, cậu Năm là trung úy quân y (của Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải quân cách mạng) lo lắng cho ba má (là ông ngoại, bà ngoại), nhờ xe Jeep đi phát loa phóng thanh gọi tên ông bà ngoại và mấy cha con ở khu vực đoàn người di tản để liên lạc.
Ngày 13/04/75, một chiếc Chinook (trực thăng vận tải) vận chuyển thuốc men, dụng cụ y tế cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa đáp xuống gần khu vực đoàn người chạy loạn. Chúng tôi tranh thủ chạy lên máy bay.
2 chuyến. 3 anh em tôi, ông ngoại, bà ngoại được đưa lên máy bay. Bay về căn cứ Long Bình (Biên Hòa), rồi từ đó đi xe về Sài Gòn. Ba tôi và một số người thân khác vẫn còn kẹt lại Xuân Lộc!
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi đến Biên Hòa.
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi đi máy bay.
Chúng tôi về tới Sài Gòn. Má khóc!
Má khóc vì gặp lại chúng tôi .
Má khóc vì không gặp ba.
9 ngày sau, ngày 21 tháng Tư năm 1975, Xuân Lộc thất thủ, quân đội tan rã..
Suốt trong đêm 20 tháng Tư đoàn người chạy loạn băng rừng theo hướng lộ 56 về Bà Rịa và tiếp tục chạy bộ về Sài Gòn. Khoảng 100 cây số!
Chiều 21 tháng Tư, ba tập tễnh xuất hiện trên những chiếc cầu gập ghềnh qua con rạch nước đen thui ở quận 4. Má nhìn thấy ba. Ba cười! Má khóc!
Nhiều, rất nhiều năm sau đó tôi dắt cậu con nhỏ của mình đến xem cho biết thế nào là máy bay Chinook, máy bay của đế quốc Mỹ, đã từng đưa ba nó ra khỏi chiến trường lửa đạn gần bốn mươi năm trước.
Còn đây là ảnh Đài kỷ niệm Chiến thắng Long Khánh. Nơi đây gắn liền với một sự kiện đau lòng với tôi, mới xảy ra năm ngoái. Ngày 26 tháng 7 năm 2012, Ba tôi bị tai nạn giao thông tại đây và qua đời! Ông không mất vì binh biến tháng Tư năm xưa, mà vì một đứa trẻ bằng tuổi cháu mình, phóng xe bạt mạng. Kẻ gây tai nạn là một gã nhóc từ Bắc vào, đang làm công an tại Đồng Nai!
3 ngày sau, cậu Năm là trung úy quân y (của Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải quân cách mạng) lo lắng cho ba má (là ông ngoại, bà ngoại), nhờ xe Jeep đi phát loa phóng thanh gọi tên ông bà ngoại và mấy cha con ở khu vực đoàn người di tản để liên lạc.
Ngày 13/04/75 chúng tôi đã lên máy bay Chinook bay về căn cứ Long Bình như thế này. Image by © Bettmann/CORBIS
2 chuyến. 3 anh em tôi, ông ngoại, bà ngoại được đưa lên máy bay. Bay về căn cứ Long Bình (Biên Hòa), rồi từ đó đi xe về Sài Gòn. Ba tôi và một số người thân khác vẫn còn kẹt lại Xuân Lộc!
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi đến Biên Hòa.
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi đi máy bay.
Chúng tôi về tới Sài Gòn. Má khóc!
Má khóc vì gặp lại chúng tôi .
Má khóc vì không gặp ba.
9 ngày sau, ngày 21 tháng Tư năm 1975, Xuân Lộc thất thủ, quân đội tan rã..
Suốt trong đêm 20 tháng Tư đoàn người chạy loạn băng rừng theo hướng lộ 56 về Bà Rịa và tiếp tục chạy bộ về Sài Gòn. Khoảng 100 cây số!
Cảnh chạy loạn từ Xuân Lộc về Sài Gòn qua đường Bà Rịa ngày và đêm 20/04/1975. Ba tôi ở trong đoàn người này. Ảnh: Manhhai on Flickr
Chiều 21 tháng Tư, ba tập tễnh xuất hiện trên những chiếc cầu gập ghềnh qua con rạch nước đen thui ở quận 4. Má nhìn thấy ba. Ba cười! Má khóc!
---
Nhiều, rất nhiều năm sau đó tôi dắt cậu con nhỏ của mình đến xem cho biết thế nào là máy bay Chinook, máy bay của đế quốc Mỹ, đã từng đưa ba nó ra khỏi chiến trường lửa đạn gần bốn mươi năm trước.
----
Còn đây là ảnh Đài kỷ niệm Chiến thắng Long Khánh. Nơi đây gắn liền với một sự kiện đau lòng với tôi, mới xảy ra năm ngoái. Ngày 26 tháng 7 năm 2012, Ba tôi bị tai nạn giao thông tại đây và qua đời! Ông không mất vì binh biến tháng Tư năm xưa, mà vì một đứa trẻ bằng tuổi cháu mình, phóng xe bạt mạng. Kẻ gây tai nạn là một gã nhóc từ Bắc vào, đang làm công an tại Đồng Nai!
---
Con trai tôi - Phạm Đắc Nhân - sinh ra và lớn lên ở Biên Hòa, quê hương nó không còn là Long Khánh. Thế nhưng, như một định mệnh, Đắc Nhân sinh ngày 21 tháng 4 - ngày Chiến thắng Long Khánh.
Chiến thắng hay chiến bại còn tùy người nói là ai. Bao nhiêu dâu bể thăng trầm, bao nhiêu được mất trong đời người đã xảy ra.
Và những được mất riêng của mình
Đời người ai cũng có
Hãy cho nhau Tình yêu
Hãy thương nhau thật nhiều...
(Đi qua vùng cỏ non - Trần Long Ẩn)
Quên đi bao buồn thương, quên đi bao cay đắng cuộc đời, hôm nay 21 tháng 4, chúc mừng sinh nhật con nhé, Phạm Đắc Nhân
Phạm Hoài Nhân
20/04/2013
Con cảm ơn ba! :D
Trả lờiXóaHi, con hát bài "Đi qua vùng cỏ non" để thay cho Quang Dũng đi!
Xóa:-)
chia sẻ cùng với anh chuyện của những ngày xa xưa và chúc mừng sinh nhật Đắc nhân nhé :)
Trả lờiXóaCảm ơn bố susu.
XóaHôm nay bố susu đẽ khỏe hẳn chưa? Chuẩn bị tư thế để rong chơi vi vu trong những ngày nghỉ lễ chứ!
:-)
mấy ngày liền ho như pháo nổ, nhậu mừng mấy ông tổ 1 trận quành tá tràng thế là hết ho. mấy ông tổ hay thật :)
Xóanhững ngày lễ em cũng chỉ ở nhà chơi hoặc ăn uống thôi, e sợ đi chơi ngày lễ, Tết lắm rồi :)
mới đó mà đã 38 năm qua rồi! ôi cái ngày khói lửa xương máu bi tráng đau thương thống khổ! Hay lắm anh Nhân, anh vẫn còn nhớ và kể cho con cháu nghe "chuyện ngày xưa"! Tôi thích lắm, tôi cũng hay kể cho con trai nghe những chuyện như vậy ..
Trả lờiXóaĐắc Nhân- Thầy chúc mừng sinh nhật Đắc Nhân, trong đây chưa biết cách post hình, nên Thầy đã chúc mừng em bằng cách nghe mấy lần 2 bài karaoke em hát, 1 là bài "Bản Tình Cuối" và 2 là bài "Anh còn nợ em" - chúc mừng birthday của một ca sĩ nghiệp dư ....
Anh Nam Hòa ơi, ký ức về những ngày tháng ấy sẽ mãi mãi còn trong những người lứa tuổi chúng mình, không bao giờ phai lạt.
XóaRiêng lớp trẻ, chúng chưa trãi qua nên chắc cũng khó cảm nhận được. Mình chỉ nhắc qua để đừng quên quá khứ, nhưng hãy giữ tâm hồn chúng được trong veo, không hận thù, uất ức... anh nhỉ?
Còn chúng ta, chắc là sẽ giống như lời ca của Trần Long Ẩn (Tình yêu là chiếc bóng):
"Nhìn trẻ thơ vui, bỗng ngậm ngùi..."
Chúc mừng sinh nhật cháu Đắc Nhân.
Trả lờiXóaXin chia sẻ cùng Hoài Nhân những "Lần đầu tiên" thời loạn lạc.
Xin cầu chúc cho những mất mát và cay đắng sẽ nguôi ngọai.
Tháng Tư với tôi, cũng thật buồn.
Cảm ơn anh đã chia sẻ.
XóaMọi đau thương mất mát rồi sẽ qua đi, để chỉ còn lại tình người phải không anh?
Tôi vẫn luôn tâm niệm:
những được mất riêng của mình
Đời người ai cũng có
Hãy cho nhau Tình yêu
Hãy thương nhau thật nhiều...
Cảm ơn Hoài Nhân!
XóaBuồn ,vui lẫn lộn trong những ngày này anh Hai ạ ,Long Khánh đối với em như một phần của tuổi thơ và thời áo trắng không quên được cho dù có đi đâu ,ở đâu ...
Trả lờiXóaChúc mừng SN con nhé Đắc Nhân!
Trả lờiXóaBài viết và hình ảnh xúc động quá.Cảm ơn anh!
Trả lờiXóaCám ơn anh Hai về bài viết thật hay và xúc động. Quá khứ đã lùi xa nhưng mãi mãi vẫn ở trong lòng. Cô chúc mừng sinh nhật con nhé Đắc Nhân!
Trả lờiXóaNgày sinh của cháu Đắc Nhân 21/4 là ngày vui của gia đình, Kinh Luân chúc mừng bạn Hoài Nhân và "nội tướng" nha !!! Tiếc thay với người dân xã Tân Lập (Long Khánh) thì ngày 21/4/1975 lại là một ngày kinh khiếp, không bao giờ quên ...
Trả lờiXóa