3 thg 4, 2013

Lịch sự như Hai Ẩu

Đọc các bài viết của Hai Ẩu, một số bạn hỏi rằng: Chắc ngoài đời cha Hai Ẩu cũng ưa châm chọc người khác lắm?

Thật là oan hơn nỗi oan Thị Kính! Đâu phải người ta đóng phim vai ác nghĩa là ngoài đời cũng ác? Đâu phải đóng vai lẳng lơ thì ngoài đời cũng lẳng lơ? Vậy đó, ngoài đời Hai Ẩu rất ư là hiền lành, tốt bụng, chẳng chọc ghẹo ai bao giờ! (Hí hí )


Nếu bạn không tin, tui xin kể một câu chuyện có thật 100% để chứng minh tính lịch sự và tốt bụng của Hai Ẩu.


Nhờ diễm phúc Trời ban, tui được quen với các bạn nhạc sĩ trẻ nổi tiếng như NH, HA, QA, và một anh bạn nhạc sĩ khác không trẻchưa nổi tiếng (tui xin miễn nêu tên, vì có nói các bạn cũng không biết).


Ngày nọ, các vị này ra được một album nhạc, trong đó có tác phẩm của cả các bạn nhạc sĩ trẻ nổi tiếng kia và anh bạn tui (tạm gọi là X vậy nhé).


X sung sướng lắm, mang tặng tui. Ít hôm sau, anh hỏi tui: Nghe thấy sao?



Dĩ nhiên là hỏi về tác phẩm của X chứ không phải của 3 anh chàng nhạc sĩ đã nổi tiếng kia.

Thú thiệt, bài của X… dở ẹc, tui không dám nghe lần thứ hai. Thế nhưng một người lịch sự như Hai Ẩu đâu nỡ chê bạn mình, phải không các bạn? Tui khen:
  • Phải công nhận rằng ông rất hay, rất có uy tín.
X hài lòng ra mặt, chờ tui khen tiếp và bình luận xem hay như thế nào. Tui tiếp tục khen:
  • Ông rất có uy tín, rất được bạn bè kính nể. Bởi vì nếu không nể nang ông thì… chẳng có ma nào dám đưa một bài hát tệ như vậy vô chung trong album của mình cả!!!!
Đó, thấy chưa, Hai Ẩu rất là lịch sự và tốt bụng với bạn bè. Các bạn hãy làm bạn với Hai Ẩu nhé!

6 nhận xét:

  1. Các bạn hãy làm bạn với Hai Ẩu nhé!
    Có jem:D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi, củm ơn nha.
      Xin hứa luôn lịch sự ví bạn...
      Ha ha ha!

      Xóa
  2. Xưa anh Duật có khen một cô gái hát.

    Nghe em hát mà anh buồn cười
    Nhịp với phách xem chừng sai cả
    Mồ hôi em ướt đầm trên má
    Anh với mọi người nhìn nhau khen hay.
    .
    Bác Duật khen (chê) khéo. Khen như Hai Ẩu thì lót lá dắt tay: "mời, tiễn". Ôi Hai Ẩu, tên người sao lại vận vào khó nghe.
    Thân, vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh đã giới thiệu một khổ thơ rất duyên của bác Phạm Tiến Duật.
      :-)

      Xóa