Về Long Khánh - năm 2011
Thuở còn bé có mấy khi được ra khỏi tỉnh lẻ để mà đến được những dòng sông, nên cậu bé ngày ấy thương yêu và quyến luyến biết bao nhiêu những con suối nhỏ.
Hồi đó còn quá bé để mà say mơ, để mà yêu thương lãng mạn như Trăng mờ bên suối
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
cũng chưa biết mơ mộng như Suối mơ
Suối mơ!
Bên rừng thu vắng,
giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Con suối lúc ấy trong vắt như tuổi thơ, róc rách cười vui len lỏi qua từng khe đá.
Những buổi chiều 15 phút đạp xe là đến suối. Tên suối mộc mạc: suối Gia Liêu, suối Rết...
Cởi trần ra, ôm lấy phiến đá, tung tăng giữa dòng nước mát. Rồi bỗng nhiên mưa đổ xuống. Nước từ trên cao rơi xuống, nước vồ vập quanh thân. Cả đất trời và trẻ thơ cùng cười vui hớn hở giữa nước mát trong lành.
Năm 1977 tôi 18 tuổi, vào đại học. Giã từ Long Khánh, giã từ những con suối nhỏ... Cuộc chia ly ấy có ai ngờ là vĩnh viễn. Rồi ra trường, rồi làm việc ở TPHCM, ở Biên Hòa. Hơn ba mươi năm qua, Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai cũng dần đong đầy kỷ niệm, con suối nhỏ ngày xưa thành ký ức nhạt nhòa.
Trong hơn ba mươi năm ấy, có khi cũng về lại Long Khánh, ngồi trong quán cà phê sân vườn có con suối ngày xưa lặng lẽ chảy qua. Cũng đẹp đó, nên thơ đó, nhưng sao thiếu vẻ hoang sơ, thiếu nét hồn nhiên vô tư lự? Và hơn hết, là không thể cởi trần ra nhảy ùm xuống suối nô đùa!
Cũng có khi đi du lịch đến những con suối trong rừng vắng như suối Đá ở Bà Rịa. Hoang sơ và đẹp đến nao lòng. Có thể nhảy xuống suối để vẫy vùng trong nước. Thật vui thú và sung sướng, nhưng vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Phải rồi, thiếu một đứa trẻ con trong tôi. Mình đã là một ông già!
Bây giờ ở thành phố Biên Hòa trời đang chuyển mưa. Ước gì trời mưa xuống. Ước gì mình đang ở bên bờ suối. Mình sẽ cởi trần ra tắm suối dưới mưa... Ước mơ đơn sơ, nhưng đã quá xa vời...
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ!
Những buổi chiều 15 phút đạp xe là đến suối. Tên suối mộc mạc: suối Gia Liêu, suối Rết...
Cởi trần ra, ôm lấy phiến đá, tung tăng giữa dòng nước mát. Rồi bỗng nhiên mưa đổ xuống. Nước từ trên cao rơi xuống, nước vồ vập quanh thân. Cả đất trời và trẻ thơ cùng cười vui hớn hở giữa nước mát trong lành.
Năm 1977 tôi 18 tuổi, vào đại học. Giã từ Long Khánh, giã từ những con suối nhỏ... Cuộc chia ly ấy có ai ngờ là vĩnh viễn. Rồi ra trường, rồi làm việc ở TPHCM, ở Biên Hòa. Hơn ba mươi năm qua, Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai cũng dần đong đầy kỷ niệm, con suối nhỏ ngày xưa thành ký ức nhạt nhòa.
Trong hơn ba mươi năm ấy, có khi cũng về lại Long Khánh, ngồi trong quán cà phê sân vườn có con suối ngày xưa lặng lẽ chảy qua. Cũng đẹp đó, nên thơ đó, nhưng sao thiếu vẻ hoang sơ, thiếu nét hồn nhiên vô tư lự? Và hơn hết, là không thể cởi trần ra nhảy ùm xuống suối nô đùa!
Cũng có khi đi du lịch đến những con suối trong rừng vắng như suối Đá ở Bà Rịa. Hoang sơ và đẹp đến nao lòng. Có thể nhảy xuống suối để vẫy vùng trong nước. Thật vui thú và sung sướng, nhưng vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Phải rồi, thiếu một đứa trẻ con trong tôi. Mình đã là một ông già!
Tắm suối ở suối Đá, Bà Rịa
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ!
Phạm Hoài Nhân
Tui thì tui sẽ cởi hết cơ!
Trả lờiXóaKhà khà, thật ra là "Cởi đồ ra" nhưng mình nói "Cởi trần ra" cho nó... nho nhã ấy ma! :-D
XóaHoài niệm đẹp cũng là một lần được tắm mát đấy thôi.
Trả lờiXóaĐúng vậy đó Gió. Nó giúp mình trong thoáng chốc quên đi cái xô bồ xô bộn của đời thường...
Xóahôm trước đc cơn mưa to, em lại đc tắm mưa. hôm nay đọc bài này e lại mong trời mưa, lần này sẽ rủ susu tắm mưa chung luôn :)
Trả lờiXóaHa ha, tắm mưa thật là sảng khoái. Nhưng mắc mưa thì thật là tê tái!
XóaTôi về lại Long Khánh xưa
Trả lờiXóaTìm người con gái trời mưa đứng chờ
Chiều rơi ngày ấy bơ vơ
Tới giờ hoang lạnh sương mờ đêm trơ
Ai về Long Khánh cho tôi nhắn
Xin hạt cà phê chốn núi rừng
Xin lá cao su buồn muôn kiếp
Bên màu đất đỏ mấy mùa thưa
Chỉ có người ở đã từng ở Long Khánh mới có thể viết nên những câu thơ đậm nét miền Đông đất đỏ như vậy anh Nam Hòa ơi!
XóaVâng, mấy chục năm rồi mà vẫn chưa phai mờ... làm sao quên được con đường Hồng Thập Tự đất đỏ đối diện tiệm chụp ảnh Phụng, quán phở Ba Tiều (nhà mình trước ở ngay ga xe lửa sau ra ở đối diện với tiệm chụp hình Phụng.., rồi nhà thờ LK, nhất là dinh đại tướng Tỵ mà bọn mình hồi ấy hay cúp cua vô đó ăn xoài chấm mắm đường, bẻ trộm dừa, ổi ..
Trả lờiXóaAnh học ở LK mà đậu ĐH bách khoa là ..oách lắm, hồi bọn mình học số người đậu bách khoa mỗi năm chừng 2 tới 4 người là nhiều, mình là người duy nhất của LK trước 1975 đậu vào trường Viễn Thông vì cả nước 1973 chỉ lấy có 70 người thôi ..mà lại chia ra vô tuyến chỉ lấy có 20 nên cũng rất khó mà đậu, vì đậu là được miễn dịch về học vấn, qúy vô cùng ...
Anh là dân bách khoa mà sao cũng lãng mạn và văn vẻ quá hén! :)
Đúng đó anh Hòa, những năm đầu tiên sau GP số người đậu ĐH của LK ít lắm. Năm tôi học là có 3 người cùng lớp.
XóaSau này mình học cũng giỏi và được giữ lại trường ĐHBK làm CB giảng dạy, nhưng chỉ ở đó 1 năm rồi về Biên Hòa để... gần mẹ của Đắc Nhân, rồi hơn 1 năm sau đó làm đám cưới.
Mẹ của ĐN mất năm 2000 anh ạ, và từ đó đến nay tôi gà trống nuôi con (2 đứa con trai).
Cuộc đời xáo động quá anh nhỉ?