Có phải đây là những mảnh của một ngôi cổ mộ? Và nếu phải thì ai là kẻ báng bổ vong linh người đã khuất khi để mộ người xưa từng mảnh lăn lóc bên lề đường phơi nắng phơi mưa hơn năm qua?
Đây là câu trả lời:
Tin ngày 16/9/2011của báo Đồng Nai
Năm 2010, khi tiến hành xây dựng đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, người ta phát hiện ra một ngôi mộ cổ.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch đã tổ chức khai quật mộ cổ Cầu Xéo để giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
Đoàn khai quật do PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) và Nhà nghiên cứu mộ cổ Đỗ Đinh Truật phụ trách. Ngày 16-9, cuộc khai quật cơ bản hoàn thành với việc xử lý toàn bộ phần kiến trúc ngôi mộ và đưa quan tài, trong đó có xác ướp về bảo quản tại Bảo tàng tỉnh. Mộ cổ Cầu Xéo ở tổ 23, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành. Kết quả khai quật ban đầu cho thấy, mộ Cầu Xéo có kiến trúc khép kín, hình chữ nhật. Nếu tính cả phần tường bao, mộ có chiều dài khoảng 8,5m, rộng cỡ 4,5-4,6m
Tin ngày 4/11/2011 của báo Đồng Nai:
Sáng 4-11 tại Bảo tàng Đồng Nai, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch đã phối hợp với Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo công bố kết quả ban đầu quá trình khai quật, nghiên cứu mộ cổ Cầu Xéo (huyện Long Thành).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mộ cổ Cầu Xéo là mộ hợp chất - loại vật liệu xây dựng phổ biến vùng Nam bộ xưa, có nhiều chi tiết trang trí, phối trí và kiến trúc độc đáo chỉ thấy ở phần mộ của các vị quan lại, quyền quý. Thi hài khai quật được xác định có giới tính nữ độ 50-60 tuổi, cao khoảng 1,5m, phỏng đoán là phu nhân một gia đình quý tộc thông qua các vật tùy táng sang trọng và khá lạ.
Qua phân tích bằng phương pháp Carbon 14, ngôi mộ có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, xưa nhất so với các mộ cổ khác đã được khai quật trong khu vực trước đó và mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Việt xưa. Mộ cổ Cầu Xéo đã được khai quật khoa học và phục hồi nguyên trạng tại Văn miếu Trấn Biên để phục vụ giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về lịch sử - văn hóa và nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Phát hiện này khi ấy đã gây chấn động giới khảo cổ, nhiều bài viết trên các báo đã đề cập và phân tích, như báo Thanh niên (loạt bài Bí ẩn dưới mộ cổ một nữ quý tộc), Công an Nhân dân (Mộ cổ hợp chất Cầu Xéo)...
Mộ cổ Cầu Xéo đã được khai quật khoa học và phục hồi nguyên trạng tại Văn miếu Trấn Biên để phục vụ giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về lịch sử - văn hóa và nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Và hình ảnh những phiến đá lăn lóc lề đường dãi dầu mưa nắng mà tôi kể từ đầu chính là Mộ cổ 200 năm của một nữ quý tộc đấy các bạn ạ!
Đây là câu trả lời:
Tin ngày 16/9/2011của báo Đồng Nai
Năm 2010, khi tiến hành xây dựng đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, người ta phát hiện ra một ngôi mộ cổ.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch đã tổ chức khai quật mộ cổ Cầu Xéo để giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
Đoàn khai quật do PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) và Nhà nghiên cứu mộ cổ Đỗ Đinh Truật phụ trách. Ngày 16-9, cuộc khai quật cơ bản hoàn thành với việc xử lý toàn bộ phần kiến trúc ngôi mộ và đưa quan tài, trong đó có xác ướp về bảo quản tại Bảo tàng tỉnh. Mộ cổ Cầu Xéo ở tổ 23, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành. Kết quả khai quật ban đầu cho thấy, mộ Cầu Xéo có kiến trúc khép kín, hình chữ nhật. Nếu tính cả phần tường bao, mộ có chiều dài khoảng 8,5m, rộng cỡ 4,5-4,6m
Tin ngày 4/11/2011 của báo Đồng Nai:
Sáng 4-11 tại Bảo tàng Đồng Nai, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch đã phối hợp với Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp báo công bố kết quả ban đầu quá trình khai quật, nghiên cứu mộ cổ Cầu Xéo (huyện Long Thành).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mộ cổ Cầu Xéo là mộ hợp chất - loại vật liệu xây dựng phổ biến vùng Nam bộ xưa, có nhiều chi tiết trang trí, phối trí và kiến trúc độc đáo chỉ thấy ở phần mộ của các vị quan lại, quyền quý. Thi hài khai quật được xác định có giới tính nữ độ 50-60 tuổi, cao khoảng 1,5m, phỏng đoán là phu nhân một gia đình quý tộc thông qua các vật tùy táng sang trọng và khá lạ.
Qua phân tích bằng phương pháp Carbon 14, ngôi mộ có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, xưa nhất so với các mộ cổ khác đã được khai quật trong khu vực trước đó và mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Việt xưa. Mộ cổ Cầu Xéo đã được khai quật khoa học và phục hồi nguyên trạng tại Văn miếu Trấn Biên để phục vụ giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về lịch sử - văn hóa và nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Phát hiện này khi ấy đã gây chấn động giới khảo cổ, nhiều bài viết trên các báo đã đề cập và phân tích, như báo Thanh niên (loạt bài Bí ẩn dưới mộ cổ một nữ quý tộc), Công an Nhân dân (Mộ cổ hợp chất Cầu Xéo)...
Bạn hãy đọc lại câu cuối trong bản tin ngắn ngày 4/11/2011 của báo Đồng Nai:
Mộ cổ Cầu Xéo đã được khai quật khoa học và phục hồi nguyên trạng tại Văn miếu Trấn Biên để phục vụ giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về lịch sử - văn hóa và nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Và hình ảnh những phiến đá lăn lóc lề đường dãi dầu mưa nắng mà tôi kể từ đầu chính là Mộ cổ 200 năm của một nữ quý tộc đấy các bạn ạ!
Ngôi mộ chưa hề được ráp lại như lúc ban đầu người ta khai quật ở Long Thành!
Ngôi mộ cũng chưa hề được đưa vào Văn miếu Trấn Biên, mà nằm rải rác từng mảnh ở vệ đường, bên ngoài Văn miếu! Khách qua đường chẳng biết đó là chi!
Người ta sẽ lý luận: Đá mà, bỏ mặc ngoài gió sương mưa nắng thì có sao đâu, mộ ở nghĩa trang cũng thế thôi!
Người ta sẽ lý luận: Mỗi khối đá nặng hàng tấn, chả ai lấy trộm nổi, nên bỏ lăn lóc lề đường cũng có sao đâu! Còn bể vỡ ư? Lúc khai quật lên đã bể vỡ rồi!
Người ta sẽ lý luận: Đá mà, bỏ mặc ngoài gió sương mưa nắng thì có sao đâu, mộ ở nghĩa trang cũng thế thôi!
Người ta sẽ lý luận: Mỗi khối đá nặng hàng tấn, chả ai lấy trộm nổi, nên bỏ lăn lóc lề đường cũng có sao đâu! Còn bể vỡ ư? Lúc khai quật lên đã bể vỡ rồi!
Ừ, đúng, đúng vậy! Nhưng về mặt tâm linh mà nói, bạn nghĩ sao nếu có ai đó đào mộ tổ tiên bạn lên, mang đi nơi khác, vất từng mảnh, từng mảnh lăn lóc giữa đường?
Nàng Đạm Tiên mệnh bạc, mất đi chỉ còn sè sè nắm đất bên đàng, nhưng dù sao cũng còn là nấm mộ để nàng Kiều biết được tính danh và thắp nén hương chia sẻ chút tình, còn ở đây một nữ quý tộc 200 năm trước giờ xác một nơi, mộ một nẻo, vỡ tan từng mảnh, chẳng ai biết, ai hay!
Tôi chỉ kể cho các bạn nghe thôi, chứ cũng chẳng biết phải làm gì. Nếu bạn có thăm Văn miếu Trấn Biên và bắt gặp những khối đá trơ vơ dọc đường ấy thì xin nhắc bạn rằng đấy là những mảnh vỡ của một ngôi cổ mộ. Nếu không phiền, bạn hãy dừng lại một chút để chiêm nghiệm tình đời.
Nàng Đạm Tiên mệnh bạc, mất đi chỉ còn sè sè nắm đất bên đàng, nhưng dù sao cũng còn là nấm mộ để nàng Kiều biết được tính danh và thắp nén hương chia sẻ chút tình, còn ở đây một nữ quý tộc 200 năm trước giờ xác một nơi, mộ một nẻo, vỡ tan từng mảnh, chẳng ai biết, ai hay!
Tôi chỉ kể cho các bạn nghe thôi, chứ cũng chẳng biết phải làm gì. Nếu bạn có thăm Văn miếu Trấn Biên và bắt gặp những khối đá trơ vơ dọc đường ấy thì xin nhắc bạn rằng đấy là những mảnh vỡ của một ngôi cổ mộ. Nếu không phiền, bạn hãy dừng lại một chút để chiêm nghiệm tình đời.
Phạm Hoài Nhân
Ảnh chụp tháng 5/2013
Ảnh chụp tháng 5/2013
than ôi, những nhà khoa học, những cơ quan có thẩm quyền lại có thể làm như vậy sao?
Trả lờiXóathật ko thể tin được
Có lẽ họ có những chuyện lớn hơn để giải quyết, bố Susu ạ!
Xóa:-(
thật tàn nhẫn quá anh Nhân ơi.
Xóa:(
Hic, đào mồ phá mả ông bà ta còn dùng từ nặng hơn "tàn nhẫn" nhiều lắm đó Bố Susu ơi!
XóaCái họ "ăn" được thì họ "ăn" rồi,còn ba cái đá vô tri kia có "gặm" được đâu mà nói!còn tội đào mồ cuốc mả đó họ sẽ bị quả báo sau này (biết đâu 100 năm sau phóng đường làm chổ cho đĩa bay đáp họ cũng đào lên và phát hiện ông này trước đây đào mồ tổ tiên họ)
Trả lờiXóa