Chuyện bắt đầu khi tôi nghe nói đến Tổ Đình Bửu Long. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là Bửu Long ở Biên Hòa, Đồng Nai, và rất ngạc nhiên vì sao mình ở Biên Hòa bao nhiêu lâu mà lại không biết nơi này.
Tổ đình Bửu Long. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Thế rồi tôi cũng được giải đáp: Tổ Đình Bửu Long này ở... quận 9, TPHCM chứ không phải ở Bửu Long.
Tôi lại tiếp tục thắc mắc: Chữ Bửu Long trong tên gọi của tổ đình này có liên quan gì đến Bửu Long - Biên Hòa không nhỉ?
Rồi tôi cũng tìm ra:
Tổ Đình Bửu
Long, toạ lạc trên một ngọn đồi phía nam thuộc Công Viên Lịch Sử và Văn
Hoá Dân Tộc, số 81, Đường Nguyễn Xiển, Tổ I, Ấp Thái Bình I, phường Long
Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên
Thủy (Nam Tông) trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Nguyên khu đất này, khoảng 13 ha, do cư sĩ Võ Hà Thuật mua lại và khai khẩn thêm từ năm 1942 để làm tịnh thất hành thiền dưới sự hướng dẫn của thầy là thiền sư Hộ Tông, vị tổ khai sơn Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.
Để tiện việc tham vấn, cư sĩ Võ Hà Thuật xây dựng một thiền thất trên một vị trí cao ráo để thỉnh thiền sư Hộ Tông về dạy thiền giảng đạo. Từ đó nơi đây trở thành một đạo tràng hành thiền chỉ quán rất nghiêm mật cho những ai ưa thích pháp hành giải thoát.
Nguyên khu đất này, khoảng 13 ha, do cư sĩ Võ Hà Thuật mua lại và khai khẩn thêm từ năm 1942 để làm tịnh thất hành thiền dưới sự hướng dẫn của thầy là thiền sư Hộ Tông, vị tổ khai sơn Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.
Để tiện việc tham vấn, cư sĩ Võ Hà Thuật xây dựng một thiền thất trên một vị trí cao ráo để thỉnh thiền sư Hộ Tông về dạy thiền giảng đạo. Từ đó nơi đây trở thành một đạo tràng hành thiền chỉ quán rất nghiêm mật cho những ai ưa thích pháp hành giải thoát.
Khu bảo tháp. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Và đây là tiểu sử cư sĩ Võ Hà Thuật, tức Đại Đức Lão Tâm:
Đại Đức Lão
Tâm, thế danh là Võ Hà Thuật, sinh ngày 02-04-1901 tại xã Bửu Long, Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Thân phụ là cụ Đốc Phủ Sứ Võ Hà Thanh và thân mẫu
là cụ bà Nguyễn Thị Ngạt.
Xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, có nề nếp gia phong, tuy giàu có tột đỉnh nhưng không kiêu căng khắc bạc mà lại trọng điều nhân nghĩa, quý bậc hiền tài, giúp đỡ người nghèo, tuân theo đạo lý. Cho nên khi còn là cư sĩ tại gia ông đã sớm thành danh trên đường đời, cả về mặt sự nghiệp lẫn việc xây dựng một gia đình hạnh phúc bên người vợ hiền là bà Trương Thiêm Hoa cùng với 5 người con trai trung hiếu và 1 người con gái hiền thục.
Xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, có nề nếp gia phong, tuy giàu có tột đỉnh nhưng không kiêu căng khắc bạc mà lại trọng điều nhân nghĩa, quý bậc hiền tài, giúp đỡ người nghèo, tuân theo đạo lý. Cho nên khi còn là cư sĩ tại gia ông đã sớm thành danh trên đường đời, cả về mặt sự nghiệp lẫn việc xây dựng một gia đình hạnh phúc bên người vợ hiền là bà Trương Thiêm Hoa cùng với 5 người con trai trung hiếu và 1 người con gái hiền thục.
Vậy ngôi chùa (tổ đình) trên được mang tên Bửu Long là do người chủ ban đầu của nó là một cư sĩ quê quán ở Bửu Long.
2. Tòa nhà đốc phủ Thanh
Cái tên Võ Hà Thuật gắn với tên thân sinh của ông là đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, lại khiến tôi nhớ đến một di tích kiến trúc nổi tiếng: Tòa nhà của Đốc phủ Thanh.
Thông tin về ông và tòa nhà như sau:
Võ
Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi,
theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để
sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn
điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của
Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng
Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng.
Tòa nhà được xây dựng năm 1922, hoàn thành năm 1924, có cấu trúc tương tự tòa bố Biên Hòa và là tư gia lớn nhất tỉnh Biên Hòa thời bấy giờ, với vật liệu xây dựng toàn bộ đặt mua từ Pháp được chở về bằng tàu biển.
Tòa nhà được xây dựng năm 1922, hoàn thành năm 1924, có cấu trúc tương tự tòa bố Biên Hòa và là tư gia lớn nhất tỉnh Biên Hòa thời bấy giờ, với vật liệu xây dựng toàn bộ đặt mua từ Pháp được chở về bằng tàu biển.
Năm 1996, bộ phim nổi tiếng một thời Người đẹp Tây đô đã chọn ngôi nhà này làm bối cảnh chính để quay (nhà ông phú hộ).
Những ngày đầu năm 2011, tôi đi tìm về ngôi nhà lừng lẫy một thời này để tìm hiểu và chụp ảnh.
Nhà Đốc phủ Thanh, nhìn từ sông Đồng Nai - Ảnh: PHN, chụp tháng 2/2009
Những thông tin về tòa nhà của đốc phủ Thanh từ ngành du lịch Đồng Nai ở trên hóa ra chỉ đơn giản có thế, và không đủ để tìm ra ngôi nhà của ông. Tòa nhà không được coi là di tích, cũng không được coi là điểm tham quan. Vì thế không có bảng hướng dẫn, không có người chỉ đường...
Tôi đi lần dò theo con đường mòn dọc bờ sông, qua cái chợ nhỏ, những căn nhà lụp xụp... rồi cuối cùng cũng tìm ra.
Với hình dung trong đầu là "ngôi biệt thự lớn nhất Biên Hòa", suýt nữa tôi đã lầm nhà đốc phủ Thanh với tòa nhà kế bên, một biệt thư nguy nga tráng lệ. Còn nhà đốc phủ Thanh, im lìm hoang sơ như một ngôi miếu cổ...
Ngôi nhà nằm ủ rũ hoang sơ giữa cỏ rậm.
Có lẽ đầu thế kỷ trước nó là tòa dinh cơ sang trọng bậc nhất, nhưng giờ đây nhìn từ bên ngoài nó buồn thiu, bé nhỏ... và không đáng là gì cả so với ngôi biệt thư kế bên (là tư gia của một cán bộ ngân hàng tỉnh Đồng Nai).
Tôi không tin là ông nói đúng sự thật 100%. Ông nói rằng đốc phủ Thanh là người tàn ác, ngôi nhà xây trên xương máu của dân, nên bây giờ bị báo oán. Đêm đêm ngôi nhà lập lòe ánh lửa ma trơi...
Năm hoàn tất xây dựng nhà là 1924
Vậy bây giờ ai ở đó?
Một người là con cháu của ông, tham gia cách mạng, được giao lại nhà.
Hoa văn trên khung cửa
Nghe nói là gia đình có khó khăn, muốn bán nhà và đất nhưng... nhà nước không cho! (??)
Người quét lá nói rằng do ngôi nhà giống ngôi nhà ma nên được lấy làm bối cảnh quay bộ phim vừa ra mắt là Bóng ma học đường (tôi chưa xem phim này nên không biết có đúng không, các bạn nào đã xem phim thì xem thử những hình này có giống không nhé).
Mái nhà, nhìn từ phía sau
Ông là người tốt hay người xấu, thời gian sẽ trả lời hoặc chôn vùi luôn câu trả lời.
Ở cái làng quê nhỏ bé này người ta đã quên ông. Ngôi nhà bề thế ngày nào giờ trở nên nhỏ bé so với những tòa biệt thự hiện đại.
Ở đây người ta cũng không biết con ông, cư sĩ Võ Hà Thuật tức Đại đức Lão Tâm đã hiến cả đời mình cho tu nghiệp, dựng nên một Tổ đình Bửu Long cho những đời sau.
Một dòng họ lẫy lừng đã đi qua.
Lá vẫn rụng, bay bay. Cuốn theo chiều gió.
Dòng sông Đồng Nai trước ngôi nhà đốc phủ Thanh vẫn buồn buồn, lặng lẽ trôi...
Như thời gian vẫn trôi.
Qua đi, qua đi...
Sông Đồng Nai, nhìn từ nhà đốc phủ Võ Hà Thanh
Phạm Hoài Nhân
Tháng 2/2011
Ha ha! vậy là ông Đốc phủ "nghèo"hơn cán bộ NH đó anh Nhân ơi!lấy gì để mà tin lời một giai cấp bần cố nông như người lao công đó mà anh đi hỏi,anh quên rằng họ có mối thù "truyền kiếp" giai cấp phú nông rồi sao?(một phần do bị tuyên truyền)
Trả lờiXóaChỉ biết ngậm ngùi để tưởng nhớ người xưa!
Trả lờiXóaAnh Nhân cho em hỏi ngôi biệt thự này nằm ở khu vực nào, phường nào hiện nay. em thich nhiếp ảnh,đặc biệt là kiến trúc.
Trả lờiXóacám ơn anh.
Bạn đi trên đường Huỳnh văn Nghệ về hướng khu Du lịch Bửu Long, ở khoảng gần cổng 2 con rồng phía đối diện có con đường nhỏ dẫn đến một cái chợ, qua khỏi chợ là tới bến đò, rẽ phải khoảng vài chục met là tới ngôi nhà đốc phủ Thanh.
Xóa