30 thg 9, 2013

Cafe Eva - Kontum

Cafe Eva là quán cafe nổi tiếng nhất Kontum, đã được giới thiệu trong sách du lịch quốc tế Lonely Planet.

Nơi đây cả không gian và thời gian thấm đẫm chất Tây nguyên.

Nơi đây có bờ tường dựng thành vách núi, có những cổ thụ rơi ngập lá trên lối vào, những giò phong lan đẫm sương đêm...

Nơi đây có những bếp lửa hồng với những thanh củi của người Ba Na, những chiếc ấm đen thui...

Nơi đây có vô số tượng nhà mồ Tây Nguyên, một nét văn hóa độc đáo của người Tây nguyên...

Và đừng quên, mảnh đất Kontum này ngày xưa là chiến trường khốc liệt, để hôm nay những di vật chiến tranh được cấu thành những kiến trúc gợi nhớ trong quán cafe...

Có thể nói không quá lời: Nếu bạn đến Kontum mà không có thời gian đi nhiều, hãy ghé cafe Eva, vì nơi đó cô đọng và thấm đẫm cả thời gian và không gian của vùng cao nguyên heo hút này!

Cổng quán cafe Eva

29 thg 9, 2013

Khách bộ hành trên đường phố Kontum

Cách Pleiku chưa tới 50 km, thành phố Kontum gần như có đủ những đặc điểm của Phố núi cao, phố núi đầy sương - Phố núi cây xanh, trời thấp thật buồn, nhưng e rằng hoang sơ và buồn hơn Pleiku nhiều lắm.

Đường phố Kontum không chỉ đi dăm phút đã về chốn cũ như Pleiku, mà lại còn vắng vẻ nữa


Một ngôi nhà thờ nhỏ, nằm ở góc đường Lý Tự Trọng - Trần Hưng Đạo. Đường vắng hoe.

Anh khách lạ đi lên đi xuống - May mà có em... Không thấy em Kontum má đỏ môi hồng ở đâu, chỉ thấy người phụ nữ Ba-na mang gùi đi bộ giữa con đường tráng nhựa ở trung tâm thành phố.

Quê hương là con diều biếc

Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh (Đồng Nai), sống ở đó 18 năm. 16 năm trước ngày 30/4 và vẻn vẹn 2 năm sau ngày ấy.

18 năm, chỉ bằng một phần ba quãng đời đã sống, nhưng nơi ta sinh ra và trải qua thời thơ ấu luôn hằn sâu trong ký ức như chốn quê hương thân thiết yêu thương. Nơi đó có những con đường ta đã đi qua, có bạn bè ngày xưa, có biết bao kỷ niệm (không biết các bạn có giống tôi, yêu và nhớ nhiều những kỷ niệm thuở còn thơ hơn là những kỷ niệm gần đây không?).

Đường Hồ thị Hương, Long Khánh

Ông cụ thân sinh của một người bạn thời cấp 3 mất ở Long Khánh. Tôi về viếng tang, thăm bạn, thăm quê. Tôi rong ruổi một mình trên chiếc xe máy, đi hơn 50 km từ Biên Hòa về Long Khánh.

Hậu duệ của Trạng Quỳnh


1.

Chuyện ngày xưa Trạng Quỳnh đi đò ngang lâu ngày không trả tiền đò. Anh lái đó đòi nợ thì Quỳnh bảo:
  • Đợi đấy, ngày mai ta trả!
Rồi mua tre, nứa, lá làm một cái bè ở giữa sông. Xong phao lên rằng trong ấy yết thơ Trạng.

Người ta nghe nói có thơ Trạng, ùn ùn đi đò ra bè để xem. Người xem xong quay về, được hỏi: Có gì ngoài đó? Thì chỉ trả lời cộc lốc: Ra xem thì biết! chứ chẳng chịu nói mình đã đọc thấy gì. Cứ thế người ta càng tò mò, hết lượt này đến lượt khác đón đò đi xem. Anh lái đò được bữa đưa đò mỏi cả tay.


26 thg 9, 2013

Thăm vườn bưởi Tân Triều

Nếu bạn khởi hành từ TP Hồ Chí Minh thì đi khoảng 40 km sẽ tới làng bưởi Tân Triều, làng bưởi nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai (người ta vẫn gọi là bưởi Biên Hòa, vì nơi này xưa kia thuộc tỉnh Biên Hòa, tuy nhiên theo địa giới hành chính ngày nay thì Tân Triều thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Đến Biên Hòa là 30 km, rồi bạn đi theo đường Huỳnh văn Nghệ (tỉnh lộ 24), đi ngang qua khu du lịch Bửu Long, văn miếu Trấn Biên. Nếu bạn có thời gian thì ghé thăm 2 nơi danh thắng nổi tiếng này của Đồng Nai trước khi tiếp tục đi đến vườn bưởi cũng là một ý tưởng hay!

Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, là cả một làng bưởi, bạn sẽ ghé vào đâu? Dễ dàng nhất là ghé vào vườn bưởi Năm Huệ, một điểm du lịch có số má, đã được giới thiệu rất nhiều trên các bài báo du lịch. Nơi đây, ông Năm Huệ - chủ vườn - đã tổ chức thành một nơi tham quan, ăn uống, mua sắm khá tiện nghi mà vẫn đậm chất thiên nhiên yên ả.


Vườn bưởi nằm bên bờ sông, nên bạn có thể ngắm sông Đồng Nai êm trôi.


25 thg 9, 2013

Ngôi nhà thờ cạnh làng bưởi Tân Triều

Nhắc đến Biên Hòa người ta hay nhớ tới bưởi. Bưởi Biên Hòa nổi tiếng ngon nhất là bưởi Tân Triều. Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 10 km, thuộc huyện Vĩnh Cửu. Nơi đây đã dần trở nên một điểm du lịch sinh thái khá quen thuộc vì có làng bưởi, có sông nước hữu tình, khung cảnh làng quê yên ả. Thế nhưng trong bài viết này tôi không nói về làng bưởi Tân Triều mà nói về một ngôi nhà thờ: Nhà thờ Tân Triều.


Nhà thờ Tân Triều

Nhà thờ Tân Triều là một ngôi nhà thờ nhỏ, khiêm tốn nằm gần vườn bưởi Năm Huệ (điểm du lịch sinh thái). Kiến trúc nhà thờ cũng không nổi bật, do đó dễ bị bạn đi ngang qua mà không chú ý, nhất là nếu bạn đang nôn nao bước vào vườn bưởi, và không là tín đồ công giáo. Tuy nhiên, nếu bạn biết vài điều lý thú về lịch sử ngôi nhà thờ này có lẽ bạn sẽ dừng chân để nhớ về quá khứ...

24 thg 9, 2013

3 người Việt Nam...

Người ta thường nói: 3 người Đức mới bằng 1 người Nhật, 3 người Nhật mới bằng 1 người Do Thái. 

Việt Nam ta nói: 3 người Do Thái mới bằng 1 người Việt Nam...

Một người quen của tôi - nhà văn quá cố Nguyễn Đức Thọ - đã thêm vào một vế cuối, nửa tự hào nửa tự trào, như sau: Ba thằng Việt Nam chưa bằng một... thằng Nghệ An! (anh Thọ là người Nghệ An).

Người ta bảo rằng bình loạn về kinh doanh, kỹ thuật... thì còn được, chứ tối kỵ "bình loạn" về tôn giáo, chủng tộc, địa phương (coi chừng bị ăn đòn!). Vì thế tôi chỉ ghi chép lại câu này cho các bạn coi chơi thôi (và có ghi xuất xứ đàng hoàng), không dám ý kiến ý cò gì hết! Hic!


22 thg 9, 2013

Chuyện của ngàn năm



Chuyện xảy ra đã lâu, lâu lắm, từ “một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ, trầm trầm không gian mới rung thành tơ”

Nàng Mỵ Nương tuyệt sắc ngồi ở Tây hiên, khoan thai đưa bàn tay ngà lướt chuột trên chiếc laptop wi-fi. Nàng đang lướt web, vào các blog để giao lưu và nghe nhạc. Ô hay, tiếng sáo của ai mà dìu dặt, du dương quá. Ánh trăng thanh lả lơi bên trời, khuê phòng im ắng, tiếng sáo như vọng từ ngàn xưa, như từ chốn bồng lai nào đó làm xao xuyến lòng nàng.


20 thg 9, 2013

Tản mạn về cà phê

(Ghi chú: Bài viết ngày 15/12/2007)
___

Hôm nay tôi đi xem Lễ hội Văn hóa cà phê.

Nếu không quá khó tính, có thể xem là lễ hội đã thành công. Những nhà tổ chức đã có công đưa về những cây cà phê từ Dak Lak, có cả đất đỏ Ban Mê... Có ly cà phê lớn nhất thế giới, có mô hình quy trình sản xuất cà phê... Có bài nói chuyện giao lưu của Vũ Khiêu, Dương Trung Quốc, Đỗ Trung Quân... Có âm nhạc đậm chất Tây Nguyên... và dĩ nhiên là không thiếu những quán cà phê (uống miễn phí).

Những nội dung đó của lễ hội, bạn có thể đọc ở nhiều nơi. Ở đây tôi muốn nói chuyện khác...

Cây cà phê trong rẫy cà phê ở Pleiku

19 thg 9, 2013

Bay lên, đáp xuống và chìm lỉm

1.

Hà Nội có Thăng Long, là Rồng bay lên

Quảng Ninh có Hạ Long, là Rồng đáp xuống.

Biên Hòa cũng có Long, đó là hồ Long Ẩn. Tức là Rồng ẩn mình dưới nước, tức là Rồng chìm lỉm.

Hic, bay lên hay đáp xuống thì cũng còn coi được, chớ ẩn mình chìm lỉm thì còn gì để nói nữa?

Vậy đó, con rồng Biên Hòa ẩn đã mấy trăm năm nay rồi, và tiếp tục ẩn nữa, không biết tới bao giờ!

Hồ Long Ẩn. Rồng chìm ở đâu?

18 thg 9, 2013

Bảo tàng Lâm Đồng - Gặp em trên cao lộng gió

Vào bảo tàng Lâm Đồng, gian đầu tiên ta gặp là thiên nhiên Lâm Đồng, nơi đó có rừng, có các loài danh mộc, có động vật hoang dã và dĩ nhiên không thể thiếu nét đẹp yêu kiều của Đà Lạt: hoa. Có cả bản đồ con đường phiêu lãng của bác sĩ Yersin ngày nào.



Bạn đã từng nghe nói đến thánh địa Cát Tiên ở Lâm Đồng, nơi các nhà khảo cổ đã tìm ra di tích của một vương quốc bí ẩn mà cho đến giờ này vẫn chưa ai biết là vương quốc của ai, tồn tại tự bao giờ? Ở đây, bạn sẽ thấy những biểu tượng linga, yoni ngồn ngộn sức sống, những cổ vật tinh tế tự ngàn năm...

16 thg 9, 2013

Bảo tàng Lâm Đồng - Điểm đến 3 trong 1

Mỗi năm ước chừng Đà Lạt có gần 3 triệu lượt du khách ghé thăm, trong đó chỉ có chừng hơn 20.000 người đến Bảo tàng Lâm Đồng, nghĩa là chưa tới 1% (số liệu năm 2012). Bạn có nằm trong số hơn 99% du khách đến Đà Lạt mà không biết Bảo tàng Lâm Đồng chăng? Nếu phải thì đáng tiếc lắm đó bạn, vì đây là một điểm đến rất tuyệt vời!



Bảo tàng Lâm Đồng nằm tại số 4 Hùng Vương, TP Đà Lạt, trong khuôn viên 3 ha. Nơi này xưa kia là dinh thự của ông Nguyễn Hữu Hào, thân phụ của Nam Phương hoàng hậu. Bảo tàng Lâm Đồng chỉ mới dời về đây từ năm 1999, và tòa nhà trưng bày mới hoàn thành, đón khách tham quan từ cuối năm 2010. Đó cũng là lý do vì sao chưa có nhiều người biết địa điểm tham quan lý thú này. (Tuy nhiên, phải xác định rằng con số hơn 20.000 người đến thăm một năm là một con số rất lớn đối với nhà bảo tàng, nếu ta biết các bảo tàng lớn khác chỉ ở mức 5.000 - 6.000 khách mỗi năm).

Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ

Câu chuyện tôi sắp kể không phải chuyện đời xưa, mà là chuyện năm 2007 – và nơi xảy ra chuyện không phải một xứ sở thần tiên nào mà chính là một nơi trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Thế nhưng do đặc điểm của câu chuyện, xin hãy gọi nó là chuyện cổ tích vậy nhé!

Khi chúng tôi gửi xe hai bánh để vào chợ Dương Đông (Phú Quốc), tôi lúng túng chờ hoài mà chẳng thấy người ta đưa cho mình chiếc thẻ giữ xe. Rồi đến khi lấy xe cũng thế, cũng chẳng cần giấy tờ gì cả mà người giữ xe chỉ tỉnh bơ:  “Xe nào của ông, ông cứ lấy!”.



15 thg 9, 2013

Hạ Long. Có mấy Hạ Long?

Theo cuốn Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì nước ta có tới... 3 cái Hạ Long.

Hạ Long "gin" ở Quảng Ninh thì ai cũng biết rồi, khỏi nói nữa.

Hạ Long

Dân miền Tây thích chuyện sai trái


Trên chuyến phà miền Tây, tui bắt chuyện với một người đàn ông trung niên bí ẩn. Tui hỏi ông làm nghề gì, ổng nói:
  • Tui làm một nghề mà sai trái càng nhiều thì càng... dzô mánh. Đố anh biết làm nghề gì? 

14 thg 9, 2013

Lặng yên ta nói Cuội nghe

Có đêm trung thu nào mà ta không nghe lại ca khúc Thằng Cuội bất hủ của Lê Thương?

Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ



Nhạc sĩ chuyện trò với Cuội

Lặng yên ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi?

13 thg 9, 2013

Nơi khởi nguồn của 4 dòng sông

Bài viết của anh Khiếu văn Chí

Hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần Nha Địa dư Quốc gia Đà Lạt, có mấy chú bạn ba tôi làm trong đó, thường cho tôi vào chơi xem công nghệ làm bản đồ. Có một cái máy rất li kì, người ta đặt các hình không ảnh chụp một vùng đất từ hai góc khác nhau lên rồi nhìn qua một cái kính đặc biệt sẽ thấy hình ảnh 3 chiều của vùng đất. Họ dùng một thiết bị trông như một cái đĩa gắn trên một cái bệ có thể chỉnh độ cao, tại trung tâm đĩa là một đốm sáng đỏ và dưới chân bệ là một cây bút. Nhìn qua kính nổi 3 chiều rồi "rà" cái đĩa sao cho đốm sáng luôn tiếp xúc với bề mặt hình ảnh nổi, người ta điều khiển cây bút vẽ ra các "đường đồng mức" trên bản đồ, từ đó lập ra các bản đồ địa hình dùng trong quân sự. Hồi đó, Nha Địa dư Quốc gia sản xuất 2 loại bản đồ: Bản đồ không ảnh tỉ lệ 1:25000 chạy đường đồng mức khoảng cách 25m chênh cao, và bản đồ 1:50000 khoảng cách đường đồng mức 5m. Loại thứ nhất nhìn dễ hơn vì dùng không ảnh, thấy rõ từng bụi cây, hòn đá... nhưng không nhìn rõ địa hình 3 chiều, vì những ngọn đồi thấp hơn 25 m thì không vẽ được đường đồng mức. Loại thứ hai nhỏ hơn nhưng thấy rõ địa hình 3 chiều. Tôi được dạy cách đọc bản đồ địa hình từ nhỏ, lại thấy tận mắt người ta làm bản đồ ra sao nên rất thích thú với những tấm bản đồ này.

Đèo Hòn Giao - Ảnh:thachhan120282 trên Wikimapia

Con cái chúng ta giỏi (âm nhạc) thật!

Ông anh họ tui từ ngoài kia vô, khoe con:
  • Con tớ giỏi lắm đấy. Mới vào lớp 1 mà đã biết phê bình âm nhạc bài Dạ cổ hoài lang của các chú đấy nhé.
  • Ối trời, bài Dạ cổ hoài lang là nhạc phẩm bất hủ Nam bộ. Tụi tui nghe và khen hoài còn chưa đã nữa kìa, phê phán gì chớ?
  • Ấy, thế mới bảo con tớ là thiên tài. Nó nói thế này nhé: "Bố ơi bố, câu này trong bài Dạ cổ hoài lang là sai cơ bản bố nhé: Là nguyện cho chàng, hai chữ an bình an. An bình an là BA chữ chứ HAI chữ thế nào được? Các cụ già Nam bộ không biết đếm bố nhỉ?"
Ông anh tui tự hào cho rằng nền âm nhạc Nam bộ thua cả thằng con lớp Một của ổng, bằng chứng là cụ Cao văn Lầu tập đếm chưa xong, như thằng con ổng đã phát hiện ra.

Tui định cãi lại rằng ổng nói bậy rồi, nhưng...

Ổng là anh mình, toàn lấy quyền uy nạt mình, đâu cần lý lẽ. Còn con ổng nó là con nít, nó ngu ngốc chẳng biết gì, chấp nhứt chi cho mệt...

Không nên cãi với người ngang và người ngu...

Hai Ẩu

11 thg 9, 2013

Sêrêpốk - Dòng sông chảy ngược


Thác Draysap trên dòng sông Srepok - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dòng sông, là nơi con nước chảy. Nhưng dòng sông mỗi nơi mỗi khác. Nếu Tiền giang, Hậu giang nơi miền Tây Nam bộ êm ả hiền hòa bồi đắp phù sa thì những dòng sông Tây nguyên như Sêrêpốk, Sêsan luôn gầm rú qua bao thác ghềnh như người Tây nguyên với sức sống cuồn cuộn, mãnh liệt.

Chuông gọi hồn ai?

Văn Ngố là bạn thân của Văn Tưng (tưng là tưng tửng chớ không phải tưng lên, tưng xuống như… bà Tưng). Như hầu hết các đôi bạn ở thời đại này, họ có số điện thoại của nhau lưu trong danh bạ và là bạn nhau trên Phây-búc để dễ dàng liên lạc và biết được tình hình. Vì vậy, tuy không ở gần mà họ vẫn thường xuyên biết được bạn mình đang thế nào.

Bỗng nhiên Văn Ngố bị đột quỵ, phải vô bịnh viện cấp cứu và nằm viện luôn. Khỉ thiệt, có điện thoại đó, có Phây-búc đó, nhưng Văn Ngố bị tai biến quá bất ngờ đâu có kịp gọi thông báo cho Văn Tưng biết, càng không thể cập nhật thông tin lên Phây-búc vì Ngố đã gục rồi, đâu có làm gì nổi. Cho nên Tưng không biết chi hết, cứ tỉnh bơ như chả có chuyện gì xảy ra.



10 thg 9, 2013

Chụp hình ở bảo tàng

Một trong những tiết mục thú vị khi đi du lịch là thăm viếng các nhà bảo tàng, nơi đó có rất nhiều thứ đặc sắc đã được tập hợp, sắp xếp để ta tha hồ ngắm nghía, tìm hiểu. Những thứ này ta có đi giang hồ mòn đời cũng không thể nào thấy hết được nếu không có bảo tàng. Và dĩ nhiên đây là dịp ta tha hồ chụp hình để ghi nhớ những điều đã thấy.

Có những bảo tàng vào cửa miễn phí, có những bảo tàng phải mua vé. Bán vé là hợp lý thôi, vì có như thế bảo tàng mới có kinh phí để hoạt động. Ở TPHCM, tùy bảo tàng, vé vào cửa từ khoảng 15.000 đ đến 30.000 đ/người, đó là con số chấp nhận được.

Như đã nói, tham quan bảo tàng là dịp để ta chụp hình no nê, chẳng những làm tư liệu cho chuyến viếng thăm này mà còn làm tư liệu cho nhiều chủ đề khác nữa.

Ở TPHCM, tôi đã đến bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, bảo tàng TPHCM... Mỗi nơi mỗi vẻ, và khi trở về mở máy ra xem lại hình chụp là tái hiện lại cuộc tham quan đầy thú vị.


9 thg 9, 2013

Biên Hòa có chợ Kỷ niệm

Biên Hòa có một cái chợ được gọi tên là chợ Kỷ niệm. Nghe cái tên kỷ niệm đầy tình tứ, lãng mạn này ta bất chợt liên tưởng đến chợ tình. Chắc rằng chợ kỷ niệm là nơi người ta đến để trao nhau những kỷ niệm, hay để hoài nhớ lại những kỷ niệm xưa, hoặc nếu ít lãng mạn hơn thì đây là nơi mua bán những đồ vật lưu niệm? 

Con đường đi ngang qua chợ là một đoạn đường dốc, và người ta gọi đó là dốc Kỷ niệm. Đây chính là con dốc mà Nguyễn Tất Nhiên nhắc đến không ít lần trong những bài thơ tình lãng mạn của ông, tiêu biểu là mấy câu trong bài Em hiền như ma soeur:

đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc

(khi Phạm Duy phổ nhạc thì đoạn này biến thành:

đưa em về dưới mưa
chiếc xe lăn dốc già

về ý thì không hay như lời thơ)

8 thg 9, 2013

Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to...



Đêm Trung thu, Hai Ẩu ngồi uống trà, xơi bánh và ngắm… mây cùng mưa (vì trăng bị mây che mất rồi!). Bỗng nhiên, phía sau lưng có ai đó vỗ vai Hai Ẩu cái bốp và xởi lởi:
  • Ê, biết ai đây hông? 
Hai Ẩu giựt mình, quay lại ngó. Một gã nông dân già không ra già, trẻ không ra trẻ, quen không ra quen, lạ không ra lạ. Hai Ẩu định thần suy nghĩ hồi lâu, rồi reo lên:
  • A, thằng Cuội! 
  • Hỗn! Ta già vầy sao ngươi dám kêu bằng thằng? Phải kêu là chú Cuội hoặc ông Cuội, rõ chưa! 
  • Xin lỗi, xin lỗi. Tại dân gian cứ quen gọi ông bằng… thằng, mà ngay chính nhạc sĩ Lê Thương cũng viết: Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ. Chắc tại ông nói dóc dữ quá nên mọi người coi thường, kêu bằng thằng… 
  • Hừ, thiếu cha gì thằng nói dóc, đâu phải chỉ mình ta, sao cứ gán tiếng xấu cho Cuội? 

7 thg 9, 2013

Hai thằng ngốc

Công ty tôi cần tuyển một chuyên viên tin học, tôi làm nhiệm vụ tuyển dụng. Đăng tin tuyển dụng trên mạng và nhận hồ sơ qua email, dĩ nhiên là vậy rồi.

Trong số các hồ sơ xin việc, có một cái sặc mùi… pháo (tức là nổ đó mà!). Ứng viên này là một anh nhóc thuộc l9x, tức là lứa tuổi mới vừa tốt nghiệp đại học.

Công bằng mà nói, tôi cũng không biết anh nhóc này nổ văng mạng hay là anh ta siêu thật, vì chẳng có gì để kiểm chứng. Thế nhưng có hai điều khiến tôi đọc cái hồ sơ xin việc này mà… thấy ghét!


Thu, hát cho người

Trung thu, lâu lắm rồi…


Năm 1982, tháng 5, tôi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TPHCM. Không như những bạn sinh viên khác, lo lắng chỗ làm khi ra trường, tôi đã biết chắc chỗ làm của mình ngay khi chưa tốt nghiệp: ở lại trường làm cán bộ giảng dạy! Đó cũng là ước nguyện của tôi ngày ấy.


6 thg 9, 2013

Mè láo? Ừ, đúng là láo!

Đến Sóc Trăng, ta sẽ thấy 2 món bánh kẹo đặc sản được bày bán rất nhiều là bánh pía mè láo. Hai món ăn chơi này là những món ăn do người Hoa mang sang từ 3 thế kỷ trước, khi họ sang định cư tại đất phương Nam.

Mè láo là gì và sao có tên là mè láo?

Bánh mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại Sóc Trăng, ăn một mình nó cũng được, nhưng thường dùng chung khi uống trà (những dịp như Tết trung thu thì lại càng thích hợp!). Là đặc sản Sóc Trăng nhưng nay ta có thể mua dễ dàng ở siêu thị, chợ... các nơi trong cả nước.

Một hộp mè láo bán ở siêu thị

4 thg 9, 2013

Người đi qua đời tôi

1.
Hỏi tôi có nhớ số điện thoại của bạn không à? Không, chắc chắn là không. Tôi chẳng nhớ số điện thoại của ai hết, bởi vì nhớ để làm gì trong khi cái điện thoại của tôi nó đã nhớ dùm tất cả? Muốn gọi cho ai chỉ việc tra danh bạ có sẵn trong máy, vậy là xong! Mắc mớ gì phải nhớ cả 10 con số dài thoòng loòng chứ!

2.
Hỏi tôi địa chỉ email của anh X, chị Y gì đó à? Làm sao mà nhớ chứ! Có bao giờ tôi gởi mail cho ai mà lại phải gõ địa chỉ mail đâu? Địa chỉ người nhận đã có sẵn trong address book rồi, cứ chọn là xong ngay. Mà thậm chí cũng chả cần tìm địa chỉ mail trong address book nữa, chỉ cần mở thư của đối tác ra, rồi nhấn Reply là tự nhiên mail của mình sẽ đi đến địa chỉ cần thiết. Nhớ làm quái gì mấy cái ký tự xúm xít quanh chữ a còng chứ?



3 thg 9, 2013

Ngôi chùa Nam tông Việt Nam đầu tiên

Đây là hình ảnh ngôi chùa Bửu Quang:

Tam quan chùa - Ảnh: Võ văn Tường

2 thg 9, 2013

Vì tương lai con em chúng ta!

Hai Ẩu ngồi dự một buổi lể tổng kết của ngành giáo dục. Trên khán đài là một vị khả kính đang hùng hồn thuyết trình về lợi ích của việc sử dụng máy tính bảng cho học sinh.

Chủ đề này hình như báo eChip có nêu rồi, Hai Ẩu cũng đã đọc rồi, nhưng bữa nay nghe vị này nói thiệt là khoái cái lỗ tai. Ổng nói rằng khi Steve Jobs phát minh ra máy tính bảng đã nghĩ ngay rằng đó sẽ là một công cụ hữu ích cho trẻ con. Steve mong muốn sau này mỗi đứa bé đi học sẽ chỉ cần dem theo một cái iPad thôi, chả cần tập vở, cặp sách gì cả. Diễn giả nói thêm rằng điều này đã trở thành thực tế tại một nước châu Âu.




1 thg 9, 2013

Khách hàng luôn luôn đúng

Khách hàng không phải là Thượng đế mà là ân nhân của chúng ta. Khách hàng là người đem đến cho chúng ta chén cơm manh áo, vì vậy chúng ta phải hết lòng chiều chuộng và chăm sóc họ, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Khách cằn nhằn, phải biết lắng nghe; khách phản đối, phải biết sửa sai. Tuyệt đối cấm cãi lộn, và dĩ nhiên là không được uýnh lộn với khách.

Đó là những lời căn dặn của sếp với nhân viên kỹ thuật phục vụ khách hàng, trong đó có Văn Tèo.

Hôm nay Tèo tiếp một khách hàng mang máy tính bảng đến sửa, nói chính xác hơn là mang máy đến bảo hành sau khi mới mua ở công ty của Tèo được vài ngày. Nhớ lời sếp dặn, Tèo tế nhị quan sát khách hàng xem ông ta thể hiện ra sao: có hung hăng, càu nhàu, gắt gỏng không để có “đối sách” phù hợp.