Biên Hòa là thành phố công nghiệp. Đà Lạt là thành phố du lịch. Quá khác biệt!
Đối với nhiều người hai cái anh Biên Hòa và Đà Lạt này chả có ăn nhập gì với nhau cả!
Ấy, vậy mà có mới hay! Chẳng những quan hệ, mà còn quan hệ mật thiết cả về địa lý và địa danh.
1. Địa lý:
Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hai tỉnh này giáp ranh nhau. Vậy Đồng Nai và Lâm Đồng là hai nhà liền vách, là hai anh em vai sát vai (hi hi, giống như Việt Nam với... Trung quốc vậy á)!
Tỉnh Đồng Nai được đặt theo tên của con sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu? Từ cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng chứ đâu! Vậy đây là hai anh em có cùng dòng máu (ý nói là dòng sông đấy!)
2. Địa danh:
Đố các bạn chữ Đồng trong tên tỉnh Lâm Đồng từ đâu mà ra?
Là từ Đồng Nai chứ còn gì nữa!
Chính xác là từ tên Đồng Nai Thượng. Nguyên ngày xưa có một tỉnh mang tên Đồng Nai Thượng, vị trí ở thượng nguồn sông Đồng Nai. Tỉnh này được Pháp thành lập năm 1899. Năm 1920, tỉnh lỵ của Đồng Nai Thượng là Di Linh. Năm 1928, tỉnh lỵ của Đồng Nai Thượng là... Đà Lạt. Đến năm 1941, thành lập tỉnh Lâm Viên thì Đà Lạt là tỉnh lỵ của Lâm Viên, Di Linh là tỉnh lỵ của Đồng Nai Thượng.
Lang Biang, đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Lâm Viên
Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ghép 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng lại, đặt tên là Lâm Đồng. Tên tỉnh Lâm Đồng ra đời từ đó, với ý nghĩa là đọc tắt của Lâm Viên và Đồng Nai!
Tóm lại, Đồng Nai - Lâm Đồng là hai tỉnh anh em, quan hệ ruột rà, tình thương mến thương. Hai tỉnh lỵ Biên Hòa - Đà Lạt vì thế cũng là... máu mủ ruột thịt, tình thương mến thương luôn! Hi hi hi!
Phạm Hoài Nhân
Đồng Nai Thượng hạt, bạn ạ. Trước đó Di linh là hạt Lâm Đồng Bình Ninh. Lâm đồng , Lâm viên là 2 tỉnh cũ, nha65p5 lại thành Lâm Đồng.
Trả lờiXóaCảm ơn anh Đoàn Nam Sinh đã đóng góp ý kiến.
Xóa