Thế nhưng với những người lớn tuổi ở Biên Hòa, Đồng Nai thì núi Châu Thới ở Biên Hòa, bởi vì từ xưa tới giờ là vậy. Dĩ An thuộc Biên Hòa, chỉ mới tách ra để thuộc Bình Dương sau này thôi.
Nếu
xét theo vị trí địa lý, núi Châu Thới chỉ cách trung tâm thành phố Biên
Hòa có 4 km, trong khi cách thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) tới... 20
km. Đi dọc bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa, ngó qua bên kia sông là đã thấy
núi Châu Thới, còn ở Thủ Dầu Một thì đố mà thấy!
Núi Châu Thới, nhìn từ một quán cafe bờ sông ở Biên Hòa
Còn
điều này nữa cũng quan trọng không kém: Con sông Đồng Nai chảy qua
thành phố Biên Hòa ngày xưa mang tên Phước Long giang (con rồng mang
phước). Người xưa nói rằng đầu rồng ở khu du lịch Bửu Long, với 2
ngọn núi Long Sơn và Bình Điện. Núi Bình Điện có chùa cổ Bửu Phong ở
trên được ví là hòn ngọc châu ngậm trong miệng rồng. Con rồng này uốn
lượn quanh Biên Hòa, và khúc đuôi rồng nhô lên chính là núi Châu Thới. Hic, như vậy nguyên con rồng ở Biên Hòa, Đồng Nai, còn cái đuôi ló lên lại ở Bình Dương???
Núi Châu Thới đã được Bộ Văn Hóa công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1989
Từ xưa, sách “Gia Định Thành Thông Chí " đã viết: “Núi Chiêu Thái (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”.
Bạn có muốn tiêu dao ra ngoài cõi tục không? Vậy hãy lên núi Châu Thới một chuyến nhé!
Từ trung tâm thành phố Biên Hòa, đi theo đường Nguyễn Ái Quốc (quốc lộ 1K) về hướng Sài Gòn, qua cầu Hóa An khoảng 3 km bạn sẽ thấy bên trái bảng đề Châu Thới Sơn Tự. Rẽ vào đây có 2 đường lên núi.
Đường lên núi, đi bộ
Một con đường là đi bộ lên 220 bậc đá, một đường là đi xe máy (hoặc xe hơi) vòng theo sườn núi để lên đỉnh.
Đường lên núi, đi xe
Núi Châu Thới chỉ cao 82 met. Trên núi có ngôi chùa cổ là Châu Thới Sơn Tự, tương truyền được xây dựng từ năm 1681. Chùa thu hút rất đông khách thập phương đến viếng, với những công trình kiến trúc đặc sắc. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về chùa ở đây: Chùa núi Châu Thới, hoặc... chờ tui viết một bài về Châu Thới Sơn Tự nhé.
Nhìn từ chân núi, trên sườn núi là tượng Phật Bà Quan Âm
Khi
ngoạn cảnh chùa trên núi, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm dòng sông Đồng
Nai (thân rồng) uốn lượn quanh thành phố Biên Hòa, hoặc ngắm tỉnh Bình
Dương từ trên cao.
Rồng ở khuôn viên chùa. Hai rồng nằm ngắm một rồng bay.
Bài và ảnh: Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét