Các bạn có tìm hiểu về truyền thông trong thời đại số không?
Tui thì quan tâm lắm các bạn ạ. Theo các nghiên cứu gần đây thì phương tiện truyền thông hiệu quả nhất hiện nay không phải là quảng cáo trên báo hay trên TV, không phải tin bài đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không phải các website chính thức của công ty, mà chính là social media.
Social media, diễn tả một cách đơn giản, bao gồm mạng xã hội, diễn đàn, blog... đó là những nơi người ta có thể thoải mái nói vạn sự trên đời, người này hùa theo người kia, khen chê chửi bới lẫn lộn (mà ác cái là người Việt Nam ta thích chửi và chê hơn là khen). Thông tin ở đây lan truyền với tốc độ chóng mặt và cái môi trường truyền bá thông tin ấy thường được gọi là cộng đồng mạng.
Có một cuốn sách viết hẳn về điều này, đó là cuốn Làn sóng ngầm. Các tác giả gọi social media là làn sóng ngầm, có thể cuốn phăng mọi thứ một cách âm thầm. Sách dạy chúng ta cách tận dụng hiệu ứng của làn sóng ngầm (để quảng bá những ưu điểm sản phẩm của mình), sách cũng dạy ta cách kiểm soát làn sóng ngầm (để hạn chế các thông tin xấu lan truyền).
Tui đã đọc kỹ và vận dụng các điều nói trong sách, để quảng bá sản phẩm của mình (và cả bản thân mình nữa). Tui tạo blog cá nhân, tui tham gia Facebook, tui tham gia các diễn đàn... Quả là cũng có đôi phần hiệu nghiệm, nhưng chưa như mong muốn. Tại sao chưa như mong muốn? Tại vì làm việc gì cũng phải có nghề chứ sao. Muốn kiểm soát được cộng đồng (community) phải là người thủ lĩnh của cộng đồng (community leader) hoặc ít ra là người có tầm ảnh hưởng nhất định với cộng đồng đó. Đâu phải dễ để đạt được điều đó!
Dù sao hướng truyền thông này cũng là đúng đắn, và tui tiếp tục làm theo phương pháp này.
Thế nhưng một bất ngờ đã xảy ra!
Mấy hôm nay đi đâu tui cũng thấy mọi người nhìn mình với ánh mắt khinh bỉ, coi thường. Tại sao vậy?
Gặng hỏi miết mới có người trả lời: Nghe nói sản phẩm của anh tệ lắm, ai cũng chê hết phải không?
Trời đất, tui làm truyền thông qua mạng, tui nhận phản hồi từ khách hàng, tui biết rõ sản phẩm của mình chớ. Tuy không được khen nhiều như mình mong muốn, nhưng đâu có bị chê dữ vậy.
Tui hỏi: Ai nói? Câu trả lời là: Nghe nói vậy mà!
Rồi một thông tin qua người này người nọ đến tai tui: Thằng cha Hai Ẩu này bồ bịch lăng nhăng, ăn chơi đàng điếm. Con người tệ hại như vậy thì sản phẩm tệ hại là phải rồi!
Hu hu! Tui một mảnh tình rách vắt vai còn chưa có, lấy đâu bồ bịch lăng nhăng; tiền chỉ đủ ăn cơm, lấy đâu ăn chơi đàng điếm? Tui lại hỏi: Ai nói? Câu trả lời lại là: Nghe nói vậy mà!
Ở đâu ra được kênh truyền thông mãnh liệt như vậy? Lực lượng này như thế nào mà xem ra còn mạnh hơn cả làn sóng ngầm social media?
Vốn đang tìm hiểu về truyền thông, lại muốn bảo vệ danh dự của mình, tui quyết tìm ra nguồn phát thông tin.
Cuối cùng tui tìm ra. Nguồn phát thông tin là duy nhất một người phụ nữ. Người này thỏ thẻ kể với vài người phụ nữ khác: Đừng kể cho ai nghe, em có chuyện này về anh Hai Ẩu, sốc lắm!
Vài người phụ nữ này, mỗi người lại kể với vài người phụ nữ khác, không quên kèm theo cụm từ: Đừng kể cho ai nghe. Rồi những người phụ nữ khác ấy lại tiếp tục truyền thông tin cho người khác nữa, với điệp khúc: Đừng kể cho ai nghe... Họ không cần kiểm chứng thông tin, chỉ cần thông tin sốc lắm và bí mật (đừng kể cho ai nghe mà) là thấy hứng thú loan truyền rồi. Người phụ nữ đầu tiên đã đóng vai community leader một cách xuất sắc!
Vậy là tui phát hiện ra một phương pháp truyền thông mạnh không kém làn sóng ngầm social media (nếu không muốn nói là mạnh hơn).
Sau khi bạn đọc bài này xong, bạn đừng kể cho ai nghe nhé!
Gặng hỏi miết mới có người trả lời: Nghe nói sản phẩm của anh tệ lắm, ai cũng chê hết phải không?
Trời đất, tui làm truyền thông qua mạng, tui nhận phản hồi từ khách hàng, tui biết rõ sản phẩm của mình chớ. Tuy không được khen nhiều như mình mong muốn, nhưng đâu có bị chê dữ vậy.
Tui hỏi: Ai nói? Câu trả lời là: Nghe nói vậy mà!
Rồi một thông tin qua người này người nọ đến tai tui: Thằng cha Hai Ẩu này bồ bịch lăng nhăng, ăn chơi đàng điếm. Con người tệ hại như vậy thì sản phẩm tệ hại là phải rồi!
Hu hu! Tui một mảnh tình rách vắt vai còn chưa có, lấy đâu bồ bịch lăng nhăng; tiền chỉ đủ ăn cơm, lấy đâu ăn chơi đàng điếm? Tui lại hỏi: Ai nói? Câu trả lời lại là: Nghe nói vậy mà!
Ở đâu ra được kênh truyền thông mãnh liệt như vậy? Lực lượng này như thế nào mà xem ra còn mạnh hơn cả làn sóng ngầm social media?
Vốn đang tìm hiểu về truyền thông, lại muốn bảo vệ danh dự của mình, tui quyết tìm ra nguồn phát thông tin.
Cuối cùng tui tìm ra. Nguồn phát thông tin là duy nhất một người phụ nữ. Người này thỏ thẻ kể với vài người phụ nữ khác: Đừng kể cho ai nghe, em có chuyện này về anh Hai Ẩu, sốc lắm!
Vài người phụ nữ này, mỗi người lại kể với vài người phụ nữ khác, không quên kèm theo cụm từ: Đừng kể cho ai nghe. Rồi những người phụ nữ khác ấy lại tiếp tục truyền thông tin cho người khác nữa, với điệp khúc: Đừng kể cho ai nghe... Họ không cần kiểm chứng thông tin, chỉ cần thông tin sốc lắm và bí mật (đừng kể cho ai nghe mà) là thấy hứng thú loan truyền rồi. Người phụ nữ đầu tiên đã đóng vai community leader một cách xuất sắc!
Vậy là tui phát hiện ra một phương pháp truyền thông mạnh không kém làn sóng ngầm social media (nếu không muốn nói là mạnh hơn).
Sau khi bạn đọc bài này xong, bạn đừng kể cho ai nghe nhé!
Hai Ẩu
eChip 323 - 23/3/12
Dạ, em không kể cho ai nghe, chỉ kể cho 1 người thôi, hihi...
Trả lờiXóaBác Hai có thật nhiều những phát hiện thú vị!
Trả lờiXóa