31 thg 5, 2013

Quy cố hương

Cách đây đúng ba mươi năm, năm 1983, tôi giã từ bục giảng trường đại học Bách Khoa TPHCM để quay về Đồng Nai. Thời gian làm giảng viên ở trường không dài, chỉ chưa đầy một năm, nhưng cuộc chia tay nào không lưu luyến bùi ngùi.



Hai mươi bốn tuổi, tôi viết những dòng tâm sự rất "thư sinh":


Tịnh xá Ngọc Uyển - Cô nhi viện Nhất Chi Mai

Chủ nhật.

Ở nhà một mình.

Buồn tình đi lang thang, mà chẳng biết đi đâu...

Đi một hồi, lạc vô đây.







Chụp hình xong, ngồi suy tư một hồi rồi đi về...

---


Chắc một số bạn nhận ra đây là đâu. Đây là Tịnh xá Ngọc Uyển.

Tôi sẽ rất cảm động nếu chẳng những bạn nhận ra mà còn nhớ lại ngày xưa bạn đã từng ở nơi này. Vâng, nếu bạn từng là một cô nhi được nuôi nấng ở đây, bạn sẽ nhớ lại rằng tịnh xá này còn là một cô nhi viện nổi tiếng ở miền Nam trước 1975: cô nhi viện Nhất Chi Mai.

Tịnh xá Ngọc Uyển tọa lạc cạnh quốc lộ 1K, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bên trái tịnh xá là núi Châu Thới, bên phải là dòng sông Đồng Nai, trước mặt là ngọn núi Bửu Long. Một vị trí vừa hữu tình nên thơ, vừa trang trọng.

Tịnh xá Ngọc Uyển được thành lập từ năm 1968, tổng diện tích là 6 mẫu.

Vào năm 1968, cố Ni trưởng Huỳnh Liên lấy cơ sở này thành lập cô nhi viện Nhất Chi Mai. Cô nhi viện hoạt động rất hiệu quả. Ban giám đốc phối hợp với Ban điều hành quản lý và với ni chúng trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ các cô nhi.

Các em cô nhi ở đây có người là con của chiến sĩ cách mạng, có người là con của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, có người là trẻ côi cút mất cha mẹ trong chiến tranh. Tất cả đều được thương yêu chăm chút ân cần.

Năm tháng trôi qua, các cô nhi ngày ấy đã lớn lên. Có không ít người thành đạt, quay về cúng dường cho tịnh xá để tỏ lòng tri ân. Các cụm tượng trong ảnh ở trên, có nhiều tượng do cô nhi hoặc gia đình cô nhi cúng dường.

Năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, Cô nhi viện được Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Đồng Nai tiếp nhận. Phần đất thuộc diện tích của cô nhi viện là 1,4 mẫu được cố Ni trưởng Huỳnh Liên hiến tặng luôn cho Sở lao động – Thương binh và Xã hội Đồng Nai sử dụng (hiện nay là Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai). Phần đất còn lại được sử dụng làm nơi tu học và sản xuất của ni chúng tại đây.

Một người bạn già của tôi nói: Ngày xưa ở đây chăm sóc các cô nhi tốt lắm, bây giờ... đỡ nhiều rồi!

Tôi nghe mà chẳng hiểu ý tứ ra sao, ghi lại cho các bạn đọc và suy nghĩ.

Có ai đó từng sống ở cô nhi viện Nhất Chi Mai đọc được bài này, xin kể lại những kỷ niệm ngày xưa cho tôi biết với nhé. Tôi là kẻ đến sau, rất muốn nghe chuyện ngày xưa....

Phạm Hoài Nhân

30 thg 5, 2013

Bạn là... nhà á quân!

Hắn là phó chủ tịch hội Nhà báo tỉnh.

Tui là ông chủ một doanh nghiệp mua bán thiết bị tin học.

Là phó chủ tịch thường trực một hội nghề nghiệp, hắn luôn mong muốn cho anh em trong Hội được nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngoài việc tổ chức những buổi gặp gỡ, giao lưu, hắn muốn nâng tầm anh em nhà báo lên bằng cách trang bị cho họ những thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng, laptop, máy ảnh kỹ thuật số...

Là một doanh nhân, tui luôn muốn bán được nhiều hàng, trước là để có tiền trang trải chi phí, sau là có tiền lời bỏ túi! Thời buổi khó khăn, kiếm khách hàng đỏ con mắt, tui quay qua kiếm khách hàng từ bạn bè của mình.

29 thg 5, 2013

Lá rụng về cội (Thăm mộ đốc phủ Võ Hà Thanh)

Võ Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng.
Sau khi tìm về ngôi nhà nổi tiếng một thời của ông (xin đọc Cuốn theo chiều gió) - nay là nhà thờ họ - tôi lần dò tìm đến mộ ông để kính viếng một bậc lão thành.

Trên đường vào Văn miếu Trấn biên, nhìn bên tay phải có một tấm bảng khiêm tốn đề "Nghĩa trang Võ Hà". Nghĩa trang này chôn cất nhiều người trong dòng họ Võ Hà, trong đó có mộ ông: Đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh.

Cuốn theo chiều gió (nhớ về đốc phủ Võ Hà Thanh)

1. Tổ đình Bửu Long và cư sĩ Võ Hà Thuật

Chuyện bắt đầu khi tôi nghe nói đếnTổ Đình Bửu Long. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là Bửu Long ở Biên Hòa, Đồng Nai, và rất ngạc nhiên vì sao mình ở Biên Hòa bao nhiêu lâu mà lại không biết nơi này.



Tổ đình Bửu Long. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thế rồi tôi cũng được giải đáp: Tổ Đình Bửu Long này ở... quận 9, TPHCM chứ không phải ở Bửu Long.

Tôi lại tiếp tục thắc mắc: Chữ Bửu Long trong tên gọi của tổ đình này có liên quan gì đến Bửu Long - Biên Hòa không nhỉ?


28 thg 5, 2013

Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi


Có 2 thứ trái cây mang tên nhãn lồng. Một là loài dây leo mọc hoang dại ở miền Nam, còn có tên là chùm bao. Hai là một loại nhãn đặc sản nổi tiếng ở Hưng Yên. Vậy con chim quyên ăn trái nhãn lồng nào?

Nhãn lồng Hưng Yên chính là trái nhãn, một giống nhãn rất ngon đã từng được tiến vua. Có tên gọi là nhãn lồng vì khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa che lại để chim dơi khỏi ăn (đây là tôi ghi lại theo thông tin trên Wiki, ở miền Nam thì thường thấy bao lại bằng bao nylon hơn!).


27 thg 5, 2013

Cái mặt chù ụ

Ở bãi biển Ba Động, Trà Vinh, bạn có thể thấy người ta bán một con giống con cua hay con ba khía, nhưng có cái bản mặt đẹp trai ấn tượng như thế này:



Hỏi người ta con này là con gì, bạn sẽ nhận được câu trả lời:
  • Con chù ụ chớ con gì!
Ha ha ha, vui dễ sợ! Tưởng giỡn, ai dè thiệt, con này đúng tên là con chù ụ! Dân miền Tây vốn đơn giản, vui tính, có sao nói vậy, cho nên thấy con này tướng tá ù lì, cái bản mặt một đống thì kêu luôn nó là con chù ụ, khỏi nghĩ ngợi ra cái tên khác chi cho mệt!

Nghe nói chù ụ là đặc sản không đụng hàng của biển Ba Động, Trà Vinh - nhưng chắc là biển nơi khác cũng có, miễn là vùng biển bãi bồi (như Cà Mau, Bến Tre...).

Chù ụ chế biến thành món ăn rất ngon, như chù ụ rang me chẳng hạn.

Có điều chưa cần ăn, chỉ cần ngó mặt con chù ụ là vui rồi. Vui nhất là gì bạn biết không? Là thấy ít ra cái bản mặt mình cũng còn đẹp trai, yêu đời hơn cái bản mặt con chù ụ! Ha ha ha!

Hai Ẩu

26 thg 5, 2013

Cõi ta bà

Tôi đi Châu Đốc viếng miếu Bà Chúa Xứ. Đi cùng đoàn với các... bà già. Khởi hành từ trưa và đến nơi là 8g tối.

Cần kể các bạn nghe tôi có một chiêu đi du lịch như thế này: không nghe tourist guide thuyết minh (mà chủ yếu tìm hiểu trước các thông tin ấy trên mạng, guide cũng chỉ nói bấy nhiêu đó thôi chứ có gì lạ hơn đâu), còn khi đến nơi thì lân la trò chuyện với mấy đứa bé bán nhang, mấy ông xe lôi hay mấy ông thợ chụp hình để biết thêm về sinh hoạt nơi đó. Chiêu này thành công lắm, mỗi chuyến đi là lại mở ra những góc nhìn mới về địa điểm mình tới.

Tận dụng phương pháp này, tôi không quan tâm lắm đến việc cúng kiến chính ở Miếu Bà mà quyết định thám hiểm, khám phá ở quanh miếu và núi Sam.
...

Miếu Bà Chúa Xứ

25 thg 5, 2013

Biết thì thưa thốt

Năm 2001, lần đầu tiên tui tới Long Xuyên. Gọi là "thăm dân cho biết sự tình", tui kêu một chiếc xe lôi chạy vòng vòng thành phố (hình như hồi đó còn là thị xã??).



Để chứng tỏ mình là người hiểu biết, tui tua lại những kiến thức trong đầu của mình về đất Long Xuyên và bắt chuyện với anh chàng đạp xe lôi. À, nhớ rồi, Long Xuyên là nơi phát sinh đạo Hòa Hảo. Tui gợi chuyện:
  • Ở đây đạo Hòa Hảo nhiều lắm hả chú em?
  • Dạ đúng rồi sếp!

23 thg 5, 2013

Không chốn nương thân

Kịch bản phim của Hai Ẩu
Thể loại: Cao bồi Viễn Tây
(phim đang mời tài trợ)

Ghi chú: Để giữ bản quyền cho tác giả kịch bản, eChip chỉ đăng đoạn cuối kịch bản phim thôi. Các nhà tài trợ có nhã ý sản xuất phim này xin liên hệ trực tiếp tòa soạn eChip. 


Hai bóng người lầm lũi đi trên con đường vắng. Một người cao to, vác búa. Người còn lại nhỏ con, mặc áo nông dân, chít khăn trên đầu. Người cao to cất giọng ồm ồm nhưng đầy vẻ ai oán:
  • Thế là hết! Từ nay ta không chốn nương thân! 

22 thg 5, 2013

Cổ mộ lăn lóc lề đường

Trên con đường vào Văn miếu Trấn Biên từ hướng cổng chào ở đường Huỳnh văn Nghệ, khi gần đến Văn miếu người ta thấy ngổn ngang 2 bên đường những kiến trúc đá đã vỡ. Những khối đá này có dạng giống như một ngôi mộ cổ đồ sộ. Chúng nằm lăn lóc, trơ vơ ở đó đã hơn một năm nay.


20 thg 5, 2013

Ai tổ chức event?

Anh và tôi cùng dự một event về công nghệ thông tin tại Cần Thơ, ở đó tôi có một bài phát biểu ngắn, còn anh là giám đốc một công ty máy tính lớn tại TPHCM.

Buổi sáng hôm sau, từ Cần Thơ chúng tôi sang Long Xuyên theo lời mời của một người bạn.


Anh đề nghị tôi cho xe qua Tri Tôn để anh thăm nhà, và thăm mộ thân sinh nhân dịp tiết thanh minh.


Tri Tôn là một huyện nghèo của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt - Miên. Ấp Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn là nơi đã từng xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng vào đêm 18/4/1978. Theo ghi nhận, ngày đó Khmer đỏ đã tàn sát 3.157 người dân của ấp.


Anh dắt tôi đến Nhà mồ Ba Chúc, nơi trưng bày hàng ngàn đầu lâu của những người dân vô tội đã bị thảm sát trong sự kiện này.



17 thg 5, 2013

Ninh Kiều ở Cần Thơ hay ở... Hà Nội?

Hồi còn nhỏ, tôi chưa được đi nhiều để biết đó biết đây nên chưa có dịp đến và biết bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Thế nhưng tôi lại biết đến địa danh Ninh Kiều! Và tôi nhớ như in rằng đó là một nơi ở gần thành Đông Quan (tức là Hà Nội bây giờ), không phải thông qua tài liệu du lịch mà qua bài học... lịch sử!

Trận Ninh Kiều là một trận thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra năm 1426, còn gọi là trận Chúc Động. Ninh Kiều là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), khi quân Minh tháo chạy qua sông, nghĩa quân Lam Sơn đã tập kích và chặt đứt cầu, quân Minh chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có nhắc đến sự kiện này trong câu:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm

Ninh Kiều ngày ấy nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

16 thg 5, 2013

Vua ăn mày 2013



Cửa mở. Hai Ẩu giật mình nhìn thấy một… quái vật xuất hiện trước cửa nhà mình!

Không, đó chính là Ba Trợn trong bộ dạng thê thảm chưa từng có. Đầu tóc rối bù, áo quần sộc sệch, gương mặt thất thần. Nhìn xuống chân càng bi đát hơn, một chân còn giày, một chân chỉ còn chiếc vớ rách bươm, chiếc giày đã biến đi đâu mất.


15 thg 5, 2013

Tản mạn về những người bán vé số

Chụp ảnh lưu niệm cùng những người bán vé số và đại lý vé số

Không biết các bạn thì sao, chứ đối với tui một trong những nỗi-bực-mình-triền-miên là bị mời mua vé số! Tưởng tượng coi, đang ngồi uống cà phê bàn luận say sưa với bạn bè (hoặc tâm tình với bạn gái) bỗng có ai khều vai mình, quay lại coi người quen nào thì té ra là một thằng nhóc lem luốc đang kể lể: Chú ơi chú, mua dùm con mấy vé đi chú, số 35 con dê nè chú! Hừ, con gì chứ? Tui thề là trừ số 35 là con dê thì số mấy là con gì tui… biết chết liền! Làm người ta cụt hứng!


14 thg 5, 2013

Ngớ ngẩn


Có cây phượng ngớ ngẩn nở hoa đỏ rực trong khuôn viên UBND phường...


Có con ve sầu ngớ ngẩn bay lạc vào căn phòng ở tầng 10 của một cao ốc trong thành phố...

Có một gã già ngớ ngẩn ngồi nghe nhạc "Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn..."

PHN

Ôi ngát hương


Trời mưa dầm, nhất là những cơn mưa đầu mùa, trong không gian thường có mùi hương ngai ngái.

Nếu là ở thôn quê, đó là mùi đất, mùi cỏ, mùi lá... vừa tỉnh dậy sau những ngày tháng ngủ triền miên. Mùi dĩ vãng thức giấc!

Ở thành phố không có đủ đất, cỏ, lá... để dậy hương trong cơn mưa dầm. Vậy mà vẫn nghe xao xuyến như có một mùi hương xa xưa.

12 thg 5, 2013

Nụ cười



Đám tang má. 

Hai mươi mấy đứa cả con lẫn cháu chen chúc nhau quỳ trước linh cửu để cúng cơm và cầu siêu cho má.


Mấy chiếc chiếu trải từ thềm dài xuống phía dưới sân. Tôi là con trưởng, quỳ dâng hương ở phía trước mọi người, vì thế vị trí của tôi ở trên thềm, còn những người còn lại thì ở dưới sân.


Tôi bước lên thượng hương và lùi lại để quỳ vào vị trí cũ. Quay lưng, không xác định đúng vị trí nên tôi lùi hơi quá lố, khi quỳ xuống đầu gối tôi ở trên thềm còn bàn chân thì ở dưới sân. Cả thân người tôi lảo đảo ngã về phía sau, hai ống quyển cấn mạnh vào bậc thềm đau điếng.



11 thg 5, 2013

Rừng Ashau đêm nay sương mù...

Tôi vẫn thường băn khoăn khi nghe những bản nhạc tuyên truyền, tâm lý chiến của Việt Nam Cộng Hòa, sao mà nó da diết tình cảm và mang đầy tính nhân văn chứ không phải hùng hổ, hung hăng - thậm chí có khi lỗ mãng - như nhạc cách mạng.

Như bài Thương về vùng hỏa tuyến  lên án... quân xâm lăng Bắc Việt, nhưng trong toàn bộ bài hát không có chữ nào nói đến Cộng sản hay Bắc Việt, chỉ nhắc đến mái tranh, lũy tre, luống khoai nương cà... (Xem bài Có ai qua vùng hỏa tuyến)

Như bài Tạ từ trong đêm, bài hát tâm lý chiến xuất sắc nhất năm 1965 của VNCH, ca từ có hình ảnh bà mẹ thương con, vợ yêu chồng:


Nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về
Mang lời thề lên miền sơn khê
Từng đêm địa đầu hun hút gió sâu
Nếu em đã gặp mẹ già thương con
Khấn nguyện đêm rằm
Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng đông
Thì duyên tình mình có nghĩa gì không?

thì duyên tình mình có nghĩa gì không - giữa bao nhiêu kiếp người trong thời đao binh loạn lạc. (Xem bài Tản mạn boléro)


9 thg 5, 2013

Có còn hơn không!

Khúc tình buồn là tên một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, đã được Phạm Duy phổ nhạc với tựa đề Thà như giọt mưa.

thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
có còn hơn không

Có lẽ vào một chiều mưa buồn nào đó Nguyễn Tất Nhiên đã ngồi bên bờ sông Đồng Nai, nhìn màn mưa mờ mịt trên sông mà sáng tác nên những vần thơ này. Giờ đây hắn cũng ngồi bên sông ngắm mưa, lòng dâng lên khúc tình buồn. Nhưng khác với Nguyễn Tất Nhiên buồn tình vì tương tư một cô Duyên nào đó, hắn buồn tình vì... buôn bán ế ẩm.


8 thg 5, 2013

Lặng lẽ nơi này

Quán cà phê Hải Âu này không có liên quan gì đến Hai Ẩu. Nó đã tồn tại ở Biên Hòa từ lâu lắm, từ trước khi Hai Ẩu đặt chân đến mảnh đất này.

Nằm bên bờ sông Đồng Nai, hồi đó nó là quán cà phê quý tộc bậc nhất ở Biên Hòa. Nó sang quá (sang ở thời điểm đó, dù diện tích chỉ chưa đầy trăm mét vuông), nên những kẻ hèn như Hai Ẩu không dám vô. Dường như đây là quán dành cho tao nhân mặc khách.

Mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm trôi qua...

Cũng bên bờ sông Đồng Nai này, hàng loạt quán cà phê khác đã mọc lên, Thủy Tùng, Thủy Tiên, Thủy Sơn... quán nào cũng có chữ Thủy, vì là quán bên sông mà (chưa có quán Thủy Quái!). Mỗi quán rộng hàng ngàn mét vuông, thiết kế cầu kỳ, và lúc nào cũng đông khách.

Cà phê Hải Âu vẫn thế...

Và hầu như không có khách...


Một góc bờ sông Đồng Nai - nhìn từ cafe Hải Âu

Thằng nhóc


Hi hi, thằng nhỏ nào dễ thương ghê ta ơi!


Đó là thằng cháu đích tôn của ông nội tui!

Đồ cổ


Bữa nay soạn giấy tờ cũ để quăng vô sọt rác, tình cờ thấy cái này. Mém chút nữa là quăng luôn rồi. Chụp lại, post lên đây để giữ lại, mai này thẻ cũ có mục nát thì cũng còn có cái làm kỷ niệm.

Hi hi!



Thấy tiền là ham!

Hai Ẩu đi viếng miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam - Châu Đốc.


Đây là nơi du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Nơi này không có đêm, không có mùa, lúc nào cũng có đông người đến cúng Bà. Người ta đến đây vì lòng thành kính, vì niềm tin tưởng.

Hai Ẩu thì tệ lắm, đã chẳng cúng thì thôi, lại tò mò hỏi thăm:

  • Ở đây tiền người ta cúng Bà mỗi năm được bao nhiêu dzậy?
  • Con số chính xác thì không biết, nhưng ước chừng khoảng gần 30 tỷ!
Hai Ẩu há hốc miệng. 30 tỷ, nghĩa là doanh thu mỗi tháng là 2 tỷ rưỡi, mà chi phí thì đâu có nhiêu đâu! Doanh nghiệp này kinh doanh hiệu quả quá!

5 thg 5, 2013

Lời thề Hippocrates


Ba Trợn đến gặp Hai Ẩu, mặt mày xám ngoét, nửa rên rỉ, nửa phân bua:
  • Thôi chết rồi anh Hai ơi, tụi nó post hình của em đang thân mật với bạn gái lên mạng rồi kìa!
Hai Ẩu tỉnh queo, hỏi lại:
  • Thì sao? Anh mà được đưa hình đang âu yếm với người yêu lên mạng như chú mày thì anh còn… cảm ơn nữa kìa. Hi hi, nó chứng tỏ anh còn “phong độ” lắm chứ sao!
Ba Trợn trợn mắt, cãi lại:
  • Anh có lộn không? Anh không có bà xã, chụp chung với bạn gái thì không sao, còn em có bà xã, bả mà thấy cái này là đời em “bế mạc”! Hic!

  • Ờ héng, anh quên. Nhưng ăn thua gì, anh thấy chuyện của chú mày nhỏ như con thỏ. Mới đây chuyện một nữ diễn viên bị đưa video phòng the lên mạng, ì xèo lên, rồi chỉ cần lên TV xin lỗi, nói tui có lỗi chứ không có tội là xong ngay. Đó, người ta nổi tiếng mà còn chưa sao, huống hồ vô danh tiểu tốt như Ba Trợn thì có gì mà ầm ĩ!

3 thg 5, 2013

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!

Bà béo nọ kiện ông hàng xóm ra tòa vì tội xúc phạm danh dự cá nhân. Tòa hỏi:
  • Nguyên đơn hãy cho biết bị đơn xúc phạm danh dự cá nhân của mình như thế nào?
  • Dạ thưa tòa, nó gọi con là: Đồ hà mã!
  • Được. Nguyên đơn hãy cho biết sự xúc phạm này diễn ra khi nào?
  • Dạ, cách đây hơn một năm.
  • Hơn một năm? Vậy sao bây giờ mới kiện?
  • Dạ, tại hôm qua con vô sở thú chơi, con mới biết con hà mã nó như thế nào ạ!
Hắn đang rơi vào một tình trạng tương tự như vậy. Không ai chửi hắn là đồ hà mã, hắn chỉ đang chat qua mạng với một cô bạn mới quen. Ngôn ngữ chat thì hắn lơ mơ hiểu được, như: tình củmtình cảm, bít rùibiết rồi, nhìu wé nhiều quá… Một số biểu tượng tình cảm hắn cũng đại khái hiểu được, như: :-) là cười vui, :-D là cười to, :-( là buồn… Nhưng hiểu lơ mơ thì chưa thể gọi là hiểu, ai biết đâu được khi cô bạn dùng biểu tượng để biểu lộ cảm xúc yêu ghét giận hờn với hắn mà hắn chẳng cảm được để đáp lại kịp thời thì có mà mang vạ. Hoặc có khi cô bạn dùng biểu tượng gì đó để mắng hắn là đồ khốn nạn, mà hắn chẳng hiểu gì cả cứ tỉnh bơ đáp lại là ok thì có phải là tệ chẳng kém cái chuyện Đồ hà mã ở trên hay không?