Nói cho chính xác thì như thế này: có 2 loại thánh đường Hồi giáo. Thánh đường lớn gọi là Masjid, thường xây theo hướng đông tây, có hậu cung và chạm trổ đẹp. Thánh đường nhỏ gọi là Surao hay còn gọi là nhà nguyện, đây là những ngôi nhà bình thường dùng làm nơi cầu nguyện và hội họp. TPHCM có 9 masjid và 6 surao.
Tín đồ Hồi giáo ở TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung đa số là người Chăm. Cách tổ chức của Hồi giáo khá giống với Công giáo. Người công giáo tổ chức thành giáo xứ, mỗi giáo xứ có nhà thờ để giáo dân tới hành lễ. Hồi giáo tổ chức thành từng jum ah, mỗi jum ah gồm một hoặc vài khu vực cư trú của tín đồ và có thánh đường (masjid) hoặc tiểu thánh đường (surao) để tới hành lễ. Tuy nhiên, số tín đồ của một jum ah ít hơn nhiều so với số giáo dân của một giáo xứ. Giáo xứ có cha xứ thì jum ah có 2 vị lãnh đạo gọi là Hakêm và Naếp.
Jum ah đông tín đồ nhất ở TPHCM là Jum ah Tế Bần gồm 687 tín đồ cư trú ở các phường 1, 2, 3 quận 8. Thánh đường của Jum ah này là thánh đường Jamia Al Anwar ở 157/9B đường Dương Bá Trạc, quận 8.
Jum ah đông tín đồ thứ nhì nhưng có lẽ có thánh đường lớn nhất ở TPHCM là Jum ah Nancy có 653 tín đồ, cư trú chủ yếu ở phường Cầu Kho, quận 1. Thánh đường Nancy tọa lạc 459 Trần Hưng Đạo, quận 1. Thánh đường này xây năm 1950.
Thánh đường Nancy, tên chính thức là Jamiul Islamiyah. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Bảng đồng gắn ở thánh đường cho biết thánh đường xây dựng lần 3 năm 2003, khánh thành ngày 8/2/2004 với sự tài trợ chính 65.000 USD của Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, Tiểu Vương quốc Ả Rập (UAE). Ảnh: Phạm Hoài Nhân.
Cổng thánh đường khá đơn sơ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
nhưng bên trong là một kiến trúc nguy nga. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Trong khuôn viên thánh đường có một nhà hàng chuyên các món ăn Hồi giáo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét