31 thg 3, 2012

Quà mừng ngày giỗ Tổ

Nhân ngày giỗ Tổ Hùng vương, Tổ hỏi:
  • Xưa có Lang Liêu dâng bánh dày bánh chưng để tỏ lòng thành, nay nhân ngày giỗ ta các con dâng cúng chi đâu?
  • Dạ có chứ ạ, chúng con dâng cúng 3 món quà thịnh soạn. Đó là 3 vụ án vừa được xử liền trong 2 ngày trước giỗ Tổ đấy ạ.
  • Chúng tượng trưng cho điều gì?
  • Dạ, đó là: ĐÊ HÈN (vụ bà Liễu đốt chồng), DÃ MAN (vụ Lê văn Luyện), KHỐN NẠN (vụ Vinashin).
 

30 thg 3, 2012

Chào mừng 3 ngày lễ lớn!

Ngồi buồn, Hai Ẩu lẩn thẩn nghĩ ngợi về 3 ngày lễ lớn đã và sẽ tuần tự diễn ra như sau: 8/3 ngày Quốc tế Phụ nữ, 26/3 ngày Thanh niên (thành lập Đoàn Thanh niên CS HCM), 1/4 ngày Cá tháng Tư.

8/3: Phụ nữ
26/3: Thanh niên
1/4: Cùng nói dóc

Quả thật là ăn rơ, và tràn đầy ý nghĩa! Hoan hô 3 ngày lễ lớn!


28 thg 3, 2012

Chuyện tử tế

(Bài viết này được trích lại từ blog của anh Phạm văn Thế, vanthekt.blogspot.com)


CHUYỆN TỬ TẾ
              
 1. Cách đây hơn hai chục năm, tại khu điều trị phong Quy Hoà (Quy Nhơn), đạo diễn Trần Văn Thủy cùng đoàn làm phim Chuyện tử tế gặp mặt đông đảo các thầy thuốc và hỏi:
-Thưa các thầy thuốc, ở đây ai là người tận tâm chạy chữa, chia sẻ với người bệnh phong?
- Các bà soeurs! Chuyện đó phải kể đến các bà soeurs.
   

26 thg 3, 2012

Ông già ba bị

Hai Ẩu từ hội sách TPHCM bước ra, lệ mệ xách ba cái túi đựng đầy sách, đón xe bus về Biên Hòa.


Ối trời ơi, xe bus tới rồi, trên xe đông nghẹt người đứng. Phen này là không có chỗ ngồi rồi, đứng từ đây về tới Biên Hòa thôi.

Đang lảo đảo vì xách nặng, Hai Ẩu ngó dáo dác để tìm một chỗ... đứng thì bỗng nhiên có một cô bé đứng lên nói: Chú ngồi vào đây đi ạ!


23 thg 3, 2012

Đừng kể cho ai nghe


Các bạn có tìm hiểu về truyền thông trong thời đại số không?

Tui thì quan tâm lắm các bạn ạ. Theo các nghiên cứu gần đây thì phương tiện truyền thông hiệu quả nhất hiện nay không phải là quảng cáo trên báo hay trên TV, không phải tin bài đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không phải các website chính thức của công ty, mà chính là social media.

Social media, diễn tả một cách đơn giản, bao gồm mạng xã hội, diễn đàn, blog... đó là những nơi người ta có thể thoải mái nói vạn sự trên đời, người này hùa theo người kia, khen chê chửi bới lẫn lộn (mà ác cái là người Việt Nam ta thích chửi và chê hơn là khen). Thông tin ở đây lan truyền với tốc độ chóng mặt và cái môi trường truyền bá thông tin ấy thường được gọi là cộng đồng mạng.

17 thg 3, 2012

Thích hay Không thích?


Nhận thấy rằng bà con ta xài Facebook hơi bị nhiều, và đặc biệt là rất quan tâm tới cái vụ click Like hoặc Dislike, cá biệt có người còn ăn đòn vì không chịu nhấn Like, hay bị hăm he lấy tính mạng nếu nhấn Dislike, nên Hai Ẩu làm một cuộc điều tra xã hội học xem aitại sao nhấn Like hay Dislike. Kết quả điều tra như sau:


15 thg 3, 2012

Biên Hòa - Đà Lạt: Tình thương mến thương!

Biên Hòa cách Đà Lạt 270 km. Quá xa!

Biên Hòa là thành phố công nghiệp. Đà Lạt là thành phố du lịch. Quá khác biệt!

Đối với nhiều người hai cái anh Biên Hòa và Đà Lạt này chả có ăn nhập gì với nhau cả!

Ấy, vậy mà có mới hay! Chẳng những quan hệ, mà còn quan hệ mật thiết cả về địa lý và địa danh.

1. Địa lý:

Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hai tỉnh này giáp ranh nhau. Vậy Đồng Nai và Lâm Đồng là hai nhà liền vách, là hai anh em vai sát vai (hi hi, giống như Việt Nam với... Trung quốc vậy á)!

Tỉnh Đồng Nai được đặt theo tên của con sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu? Từ cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng chứ đâu! Vậy đây là hai anh em có cùng dòng máu (ý nói là dòng sông đấy!)

13 thg 3, 2012

Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như thế nào?

Võ Đông Sơ kêu Trời: Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.

Kêu, nhưng mà vừa kêu vừa ca, nên tui mới gọi là kêu ca.

Có phải Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như vậy không?

Nếu Võ Đông Sơ là người Bắc thì chàng đã kêu như thế này:

Ối giời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.

Võ Đông Sơ không phải người Bắc, nên không ca Ối giời ơi!, nhưng chàng đâu phải người Nam mà ca Trời ơi!

Theo tiểu thuyết Giọt máu chung tình, thì Võ Đông Sơ là con của Võ Tánh. Võ Tánh sinh ở Biên Hòa, nhưng ông theo Nguyễn Ánh ra đánh chiếm thành Quy Nhơn và được cử ở lại giữ thành. Ông tuẫn tiết tại thành Quy Nhơn năm 1801 cùng Ngô Tùng Châu. Võ Đông Sơ lớn lên ở Quy Nhơn, và khi cha mất chàng sống với chú ở Quy Nhơn, vậy ắt là chàng... nói giọng Bình Định!


12 thg 3, 2012

Trời ơi!

Như đã viết trong bài Em ơi, tiếng Việt mình có chữ ơi rất là độc đáo, hông có dịch được. Ông bà mình chắc cũng biết vậy nên tận dụng nó quá chừng. Anh ơi, em ơi, mình ơi, chị ơi, cô gì đó ơi… rồi tiến lên đến Má ơi! Ông nội ơi!... và lên tới mức tột đỉnh là Trời ơi! (còn có một cái nữa là Mèng đéc ơi hay Chèng đéc ơi, mà tui chịu, hổng biết là kêu ai. Chắc là Trời đất ơi??)

Tới Trời ơi! thì kêu mà hổng phải kêu, vì hổng cần Trời trả lời (ổng mà Ơi một cái thì mới là… phát hoảng).

Chữ Trời ơi coi dzậy mà nhiều nghĩa lắm à nhen. Thử coi mấy trường hợp sau đây:


Em yêu anh!
Trời ơi!



Em ơi!

Em ơi!
Ơi!
Tui dám cá với các bạn là chỉ cần nghe âm điệu của 2 chữ ơi trong 2 câu trên là có thể đoán được tình cảm của 2 nhân vật này đối với nhau, có khi còn hàm xúc hơn cả câu Anh yêu em, em yêu anh nữa.

Mệnh đề tận cùng bằng ơi không phải câu hỏi, nhưng lại đòi hỏi phải có câu trả lời. Trong hoàn cảnh nào đó Em ơi! có thể tương đương với câu Em có yêu anh không? nhưng nhẹ nhàng âu yếm hơn biết chừng nào. Và câu trả lời Ơi! tương đương với câu Dạ, có và cũng rất là nhẹ nhàng, đằm thắm. (Tùy theo âm điệu, có thể hổng phải là Dạ, có mà là Tui đây, ông muốn gì?)

Chữ ơi trong tiếng Việt mình hay thiệt, có thể thể hiện được tình cảm âu yếm thiết tha, hay mệnh lệnh, hoặc sự hằn học, tức tối…

Bạn thử dịch 2 câu trên (gồm 3 chữ) sang tiếng Anh xem! Tui bó tay.com.

Tui dịch thử như thế này:

My darling!
Yeah!

Ha ha, bi giờ tui kiu đây:

Em ơi!

Có ai trả lời hông?

Yeah! Yeah!

10 thg 3, 2012

Của chuột và người (chuyện uống cà phê)

Tui mới đi uống cà phê về.


Người ta nói uống cà phê không chỉ là uống ly cà phê, mà còn là thưởng thức không gian, âm nhạc của quán, và còn là ta đi uống cà phê với ai. Bởi vậy người ta thường đi uống cà phê ở những nơi quen thuộc, ở đó mình có thể gặp và trò chuyện với những người hợp gu.

Trưa nay, sau giấc ngủ dài say sưa, tui lang thang ra quán cà phê quen thuộc, yên tâm là sẽ gặp bạn bè quen. Tui không gọi điện rủ rê ai hết, vì nghĩ rằng cần phải tôn trọng thời gian riêng tư của mọi người trong một buổi chiều cuối tuần. Và cũng bởi vì nếu không có bạn bè quen nào đang ngồi quán thì cũng có anh chủ quán để mà tếu táo vạn sự trên đời.

Quán cà phê chiều cuối tuần vắng thiệt, chẳng có ai quen. Anh chủ quán chắc giờ này còn ngủ hay đang phiêu lưu đâu đó.

Vẫn những gốc cây to um tùm lá, rễ rủ lơ thơ trên mặt nước. Vẫn dòng nước lặng lờ, rêu xanh phủ đầy.

Ngồi một mình.


Hình chỉ có tính chất minh họa. Không phải quán cà phê này đâu nghen!

9 thg 3, 2012

Ngôn ngữ ăn uống

Buổi sáng, có một người quen ghé thăm bạn và gọi: Phê?

Bạn sẽ có thừa kinh nghiệm để biết rằng người ấy muốn nói: Đi uống cà phê không?

Vô quán (ở đây cũng cần nói thêm, quán ấy ngoài cà phê còn bán hàng chục, hàng trăm thức uống khác, nhưng ta không kêu là quán giải khát mà cứ kêu là quán cà phê), để kêu một ly cà phê đen, bạn chỉ cần nói gọn lỏn là: Đen. Còn muốn uống cà phê đá thì kêu: Đá!

Ấy là ta nói ở trong Nam, chứ từ miền Trung trở ra Bắc thì khi ta gọi Đen, quán sẽ chưa chịu hiểu mà sẽ hỏi thêm: Đen nóng hay Đen đá? Ý là hỏi: Cà phê đen nóng hay cà phê đen đá?

Tui chợt nghĩ đến chuyện này khi hôm qua có một anh bạn từ Hà Nội vô, đi uống cà phê, ảnh kêu: Đen đá! mà cô tiếp viên ở quán ngơ ngác không biết ảnh muốn uống cái gì, đen hay là đá.

Sẵn đây xin kể vài chuyện ngồ ngộ trong chuyện gọi ăn - gọi uống ở các nơi trong nước.

.
Ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng

8 thg 3, 2012

Hột vịt lộn Thu Hà

Hột vịt lộn Thu Hà là một món đặc sản nổi tiếng ở Biên Hòa mà có lẽ hầu hết người dân Biên Hòa (và cả người phương xa đến Biên Hòa) đều biết.

Quán nằm trên đường Phan Đình Phùng, chỗ góc Hưng Đạo Vương - Phan Đình Phùng. Quán nổi tiếng và... chảnh tới mức không thèm có bảng hiệu, ai biết thì đến, không biết thì thôi! Nói giỡn vậy thôi, hột vịt lộn ở đây nổi tiếng từ rất lâu rồi, nên không cần bảng hiệu người ta vẫn tới ăn nườm nượp. Không có bảng hiệu, bạn cứ nhìn chỗ nào người ngồi đông nghẹt (trong quán và trên lề đường, có khi cả bên kia đường) mà ghé vô là đúng!

Quán chỉ bán từ 3-4 giờ chiều đến khoảng 8-9 giờ tối.

Người ta nói rằng hột vịt lộn ở đây ngon vì những lý do sau:
  • Hột vịt lộn mua vào được tuyển chọn bằng máy soi, đạt loại xịn mới mua. Do đó hột vịt "lộn" vừa phải, không quá già, không quá non, miếng mề đủ giòn giòn để nhai mà không cứng. 
  • Hột vịt được luộc bằng nước dừa nên có mùi vị rất đặc biệt. 
Ngoài ra, gia vị (muối tiêu, chanh, ớt) cũng được pha chế rất ngon.

Mừng sinh nhật Má

Hôm nay ngày 8 tháng 3, thắp nén nhang mừng sinh nhật Má.


Người Phụ nữ vĩ đại nhất trong đời con.

7 thg 3, 2012

Và Thượng đế đã tạo ra Phụ nữ...

Thuở khai thiên lập địa, vườn địa đàng chỉ có mình Adam. Không có game online để chơi, không có đá banh để coi, chỉ có vườn táo. Adam suốt ngày hái táo, rồi ăn táo. Rồi lại hái táo và ăn táo.

Sợ rằng gã đàn ông này quanh năm suốt tháng chỉ có táo với táo sẽ bị bệnh... ngu triền miên, Thượng đế nghĩ cách giúp anh ta. Và Thượng đế đã tạo ra Phụ nữ!

Từ khi được tạo ra Phụ nữ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong đời những người đàn ông, đến nổi người ta phải chọn ra một ngày là Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 8 tháng 3. Phụ nữ đem đến cho chúng ta (cánh đàn ông) những điều tuyệt vời và nỗi bất hạnh, sự chân thành và sự dối trá, sự khiêm cung và cái mồm nhiều chuyện... Quyền lực của Phụ nữ là vô tận.

Vườn địa đàng sẽ là vô nghĩa nếu chỉ có táo, vì thế cho nên Thượng đế tạo ra Phụ nữ, thế còn sống chung với Phụ nữ như thế nào, đó là chuyện của chúng ta!
...


6 thg 3, 2012

Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới!?

Thằng cha Richard Johnson viết một cuốn sách là The World's Best Street Food (Món ăn đường phố ngon nhất thế giới). Cuốn này ngày 9 tháng 3 năm 2012 mới ra mắt, nhưng hắn ta PR trước bằng cách trích giới thiệu trên tạp chí The Guardian.

 Bánh mì Việt Nam. Ảnh: Richard Johnson

Trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới mà hắn ta giới thiệu có món bánh mì Việt Nam (xem tại đây). Báo chí Việt Nam khoái quá, nô nức giới thiệu lại (xem một ví dụ tại đây).

Đọc tin này tui vừa hãnh diện vừa chạnh lòng.


4 thg 3, 2012

Chùa Bửu Đức - ngôi chùa Nam tông ở Đồng Nai

Chùa Nam tông ở Việt Nam tập trung phần lớn tại miền Tây Nam bộ, chủ yếu là Nam tông Khmer. Ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Nam tông có 19 ngôi, trong đó có 17 ngôi chùa Nam tông Kinh và 2 ngôi chùa Nam tông Khmer, chiếm khoảng 1,5% trong tổng số 1.121 ngôi tự viện. Trong số các ngôi chùa Nam tông này, lớn nhất là Tổ đình Bửu Long ở quận 9. Điều lý thú là ngôi chùa này do cư sĩ Võ Hà Thuật quê ở Bửu Long, Đồng Nai dâng đất cúng dường, và sau đó là trụ trì chùa, pháp danh Lão Tâm (đó cũng là nguyên do chùa mang tên Bửu Long).(Xin xem: Tổ đình Bửu Long)

Ở Đồng Nai không có nhiều chùa Nam tông. Một ngôi chùa Nam tông khá lớn, đẹp nằm ngay trong TP Biên Hòa, trong một khuôn viên khá rộng: 4.000 
m2Đó là chùa Bửu ĐứcChùa tọa lạc ở số C61A, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 

Chùa cổ ở Biên Hòa

Chùa Bửu Phong - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Theo ghi chép chính thức thì Biên Hòa có 3 ngôi chùa cổ.

Xưa như thế nào thì gọi là chùa cổ? Biên Hòa được thành lập vào năm 1698, cách nay hơn 3 trăm năm. Những ngôi chùa xây dựng trước năm 1698 tại Biên Hòa được gọi là cổ tự.


3 thg 3, 2012

Nặng nợ tang bồng

Tôi quen anh thuở anh mới cưới vợ, mới có con. Khi anh “tậu” được đứa con đầu lòng cũng là lúc anh tậu cho mình một cái laptop. Thời ấy có cái laptop – cho dủ nặng tới gần 4 ký – đã là oai phong lẫm liệt vô cùng. Ngày ngày anh xách laptop đi làm việc, rất tự hào khi thấy các đồng nghiệp của mình phải chúi mũi vô cái desktop PC bự bành ky trên bàn làm việc. Con anh bụ bẫm nhởn nhơ chơi đùa với mẹ.

3 năm sau, anh cảm thấy rằng cái laptop của mình nặng thấy bà cố. Đi công tác, đeo máy trên vai muốn xệ cả vai. Gặp lúc trời nắng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại không còn ra khí phách anh hùng gì cả. Là kẻ thức thời, anh thay laptop. Cái laptop mới nặng có 2,2 ký, cấu hình xịn. Anh sung sướng vì làm việc với máy đời mới một, thoải mái vì giải phóng bớt gánh nặng trên vai tới mười! Cùng lúc đó, con anh vô mẫu giáo. Ngày ngày mẹ nó đưa đến trường. Nói chung cậu bé cũng phải mang theo chút đỉnh đồ đạc khi đến trường, nhưng cũng chẳng có gì đáng kể. Nhẹ tưng thôi mà!


1 thg 3, 2012

Núi Châu Thới

Nói núi Châu Thới là danh thắng của Đồng Nai là không đúng, nếu xét theo... hộ khẩu. Bởi vì núi Châu Thới ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Thế nhưng với những người lớn tuổi ở Biên Hòa, Đồng Nai thì núi Châu Thới ở Biên Hòa, bởi vì từ xưa tới giờ là vậy. Dĩ An thuộc Biên Hòa, chỉ mới tách ra để thuộc Bình Dương sau này thôi.


Nếu xét theo vị trí địa lý, núi Châu Thới chỉ cách trung tâm thành phố Biên Hòa có 4 km, trong khi cách thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) tới... 20 km. Đi dọc bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa, ngó qua bên kia sông là đã thấy núi Châu Thới, còn ở Thủ Dầu Một thì đố mà thấy!

Núi Châu Thới, nhìn từ một quán cafe bờ sông ở Biên Hòa