Trong khi hầu hết các công ty lớn khi cung cấp cho người dùng một dung lượng miễn phí hạn chế để tải ảnh lên đám mây của mình, thì Google Photo xài sang bằng cách cho phép người dùng tải ảnh lên đám mây miễn phí với dung lượng bao nhiêu cũng được. Dường như xài sang lâu ngày hao tài tốn của quá, Google vừa tuyên bố sắp sửa hạn chế dung lượng miễn phí cho mỗi người sử dụng không quá 15 GB.
20 thg 12, 2020
Google Photos: Khi ông lớn xài sang trở nên… tiếc của
14 thg 12, 2020
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
1.
Hình trên được chụp ở bên ngoài hang Cắc Cớ, một hang động nổi tiếng trên núi Sài Sơn thuộc khu vực chùa Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Có câu ca dao nhắc về hang Cắc Cớ như sau:
13 thg 12, 2020
Chu du thế giới
1.
Huyện Cái Bè (Tiền Giang) có 2 xã kề nhau là Mỹ Đức Đông và Mỹ Đức Tây. Quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận xã Mỹ Đức Tây có một cây cầu ở cây số 2017 +453. Cây cầu này mang tên cầu Mỹ Đức Tây. Cầu chỉ dài hơn 60 met, nhưng khách qua cầu vẫn kháu với nhau rằng đây là cây cầu do 3 nước hợp tác xây dựng. 3 nước nào? Thì đó, chẳng phải họ đặt tên cầu làm kỷ niệm sao? Đó là 3 nước Mỹ, Đức và Pháp (Tây)!
Cũng xung quanh 3 cái tên này, người ta thường đùa với nhau mình đã từng đi Mỹ, đi Đức, đi Tây và giải thích rằng đi Mỹ là Mỹ Tho (Tiền Giang), đi Đức là Đức Hòa (Long An) và đi Tây là Tây Ninh.
17 thg 11, 2020
Đồng tiền xương máu
Mr. Michael (hình như tên đủ là Michael Huynh) qua Việt Nam chơi, thăm Mr. Tèo là bạn Facebook. Tèo lấy xe hơi chở Michael đi ăn sáng. Michael hỏi Tèo: Việt Nam giờ khá quá hả, người dân thường cũng có ô tô. Chiếc xe này ở Việt Nam bao nhiêu tiền?
6 thg 11, 2020
Xưa có nghề cạo giấy, nay có nghề… cạo web!
Hồi đầu tháng 10, Facebook cho biết họ vừa đệ đơn kiện 2 công ty tại Mỹ về tội đã sử dụng phương pháp cạo (scraping) trên website để thực hiện việc thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Thông tin này khiến người ta nhớ lại ngày xưa thường dùng chữ “nghề cạo giấy” để chỉ những người làm việc bàn giấy trong công sở. Hóa ra xưa có “nghề cạo giấy”, còn nay có “nghề cạo web”.
Thế nào là web scraping?
Web scraping hay Data scraping là một thuật ngữ công nghệ thường được giới chuyên môn ở Việt Nam dịch là “quét dữ liệu” từ các trang web, tuy nhiên nếu dịch sát nghĩa hơn và cũng mô tả đúng bản chất công việc hơn thì nên là “cạo dữ liệu” từ các trang web.
23 thg 10, 2020
Thầy giáo – Nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt: Bản Blues Việt độc đáo và độc nhất
“Ngoài thầy giáo – nhạc sĩ Lê Hoàng Long nổi tiếng với một tác phẩm duy nhất để đời, trường trung học Ngô Quyền còn một thầy giáo – nhạc sĩ khác, cũng nổi tiếng chỉ với một tác phẩm để đời duy nhất, đó là thầy Dương Hồng Duyệt…”. Thầy Trần Thái Hùng và thầy Trịnh Hồng Hải đã cho tôi biết thông tin này, trong buổi “café cuối tuần” nhân ngày Nhà Giáo 2014 vừa qua...
22 thg 10, 2020
Vincent Van Gogh vẽ chân dung bạn như thế nào?
21 thg 10, 2020
Tìm kiếm bài hát bằng cách ngâm nga
Bắt đầu từ hôm nay, bạn có thể ngâm nga (ứ ư ừ, lá la là…), huýt sáo hoặc hát một giai điệu để Google tìm kiếm bài hát tương ứng. Trên thiết bị di động của bạn, hãy mở Google Tìm kiếm, nhấn vào biểu tượng micrô rồi nhấp vào nút “Tìm kiếm bài hát”. Sau đó, bắt đầu ngâm nga trong 10-15 giây.
17 thg 10, 2020
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để viết Slogan
Thời buổi công nghệ 4.0 này Trí tuệ nhân tạo ứng dụng vô mọi lãnh vực. Như các bạn đã biết, GPT-3 là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI đã viết văn hay hơn cả người! Thấy vậy, tui liền nghĩ tới việc tạo một phần mềm AI hay không kém để áp dụng vô một lãnh vực độc đáo hơn nữa.
Hẳn các bạn cũng biết, một thương hiệu mới, một sản phẩm mới ra đời đều cần một câu slogan thât hay, thật ý nghĩa mà cũng hết sức cô đọng, dễ nhớ để đi vào tâm trí khách hàng. Người ta sẵn sàng trả tiền tỷ cho những slogan đạt yêu cầu cao, như Biti's với Nâng niu bàn chân Việt, Viettel với Hãy nói theo cách của bạn... Việc nghĩ ra một câu slogan thật hay đòi hỏi rất nhiều trí tuệ và thòi gian, vậy tại sao không ứng dụng trí tuệ nhân tạo để sáng tạo slogan?
12 thg 10, 2020
Trại súc vật
- Tao là Nhân, Farm Whynian. Mấy đứa này là lính tao: thằng Đức, thằng Cao, con Hạnh, thằng Đăng.
- Tao biết, mầy là một cái nông trại (Farm), trong đó có nuôi vịt (Duck), bò (Cow), gà mái (Hen). Lũ này ị ra một đống phân (Dung). Mầy là Trại Súc Vật, tới đây làm chi chớ? Hội thảo này chuyên về computer mà!
- Công ty tao tham dự hội thảo có 2 người thôi. Tao là Phúc (Fuck), còn con nhò này là Bích (Bitch). Tụi bây có cho dự hay không thì nói mau, để tao còn đi về!
5 thg 10, 2020
Nhớ nhớ xưa kia, non nước an lạc thái bình
3 thg 10, 2020
Nam Quan hận khúc
Rất xúc động nên xin đăng lại ở đây để mọi người cùng nghe. Xin được không nêu lên cảm xúc, tùy mỗi người có cảm xúc riêng của mình.
1 thg 10, 2020
Từ GIF đến GIPHY
Giphy là một cái tên chơi chữ, ngầm hiểu là GIF(y) tức là có nhiều GIF. Đây là một kho file GIF, đặc biệt là GIF động, được tổ chức thành cơ sở dữ liệu giúp người dùng có thể tìm kiếm các file GIF theo từng chủ đề hay từ khóa tìm kiếm một cách dễ dàng. Bạn có thể vào trang web của Giphy tại http://giphy.com
Đây là cơ sở dữ liệu mở, người dùng có thể đăng nhập và đưa lên file GIF do mình tạo nên để làm phong phú thêm kho ảnh này.
30 thg 9, 2020
GIF phải chết! GIF vạn tuế!
Ngày 5/11/1999 được chọn là "Ngày thiêu hủy tất cả ảnh GIF" (Burn All GIFs). Có cả một website cho cuộc vận động này, và cho đến giờ website vẫn còn tồn tại sau 21 năm. Bạn có thể truy cập nó tại: https://burnallgifs.org/archives/. Kế hoạch của cuộc vận động được trình bày rõ ràng như tên của nó: "Vào Ngày thiêu hủy tất cả ảnh GIF, mọi người dùng GIF sẽ tập trung tại Unisys và đốt cháy tất cả các file GIF của họ". Cùng với đó là màn trình diễn các file ảnh anti-GIF thật sắc sảo, chính là các file ảnh PNG đáng tự hào.
Mặc dù việc việc đốt cháy file rõ ràng là trò đùa, nhưng sự tức giận là có thật và sứ mệnh nghiêm túc là: giải phóng web khỏi tai họa của GIF một lần và mãi mãi.
Tại sao GIF lại bị thù hận như vậy? Và sau cuộc lật đổ này GIF có qua đời không? Ta thử tìm hiểu một chút nhe.
23 thg 9, 2020
Trí tuệ nhân tạo giúp chụp MRI nhanh gấp 4 lần
Ngày 18-8-2020, các nhà nghiên cứu tại Facebook Inc. và NYU Langone Health công bố kết quả một thí nghiệm hợp tác giữa hai đơn vị này kéo dài hai năm cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra tốc độ chụp cộng hưởng từ (MRI) tăng gấp bốn lần.
20 thg 9, 2020
Nè con người, có sợ ta chưa?
Đây là kết quả. Toàn bộ bài xã luận này do robot "tư duy" và viết ra:
19 thg 9, 2020
Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện ra động vật hoang dã
18 thg 9, 2020
Từng bước, từng bước thầm
Đối chiếu với tờ nhạc in, ta thấy đúng là hoa vòng rừng tuyết trắng.
17 thg 9, 2020
Hàng thông già lặng câm
Nhà thơ Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Khuê, sinh tại Huế năm 1938. Họ Nguyễn Phúc và sinh tại Huế, vậy ắt là dòng dõi hoàng tộc? Đúng vậy, chẳng những thế, còn là cháu 5 đời của nhà thơ nổi tiếng Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, người đã được vua Tự Đức tặng cho câu Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường.
Ông từng có một thời gian nhập ngũ và làm thông dịch viên tiếng Anh cho Quân đoàn II (Việt Nam Cộng hòa) tại Pleiku. Chính trong thời gian này ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ hay, trong đó 2 bài nổi tiếng nhất được phổ nhạc là Kỷ niệm (được Y Vân phổ nhạc thành bài Những bước chân âm thầm) và Nụ hoa vàng ngày xuân (được Nguyễn Hiền phổ nhạc thành bài Anh cho em mùa Xuân).15 thg 9, 2020
Google Earth - Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình?
Google Earth (Google Trái đất) ra đời năm 2005, đến nay vừa tròn 15 năm. Nhân dịp này, bà Rebecca Moore, giám đốc Google Earth, đã có bài viết nhìn lại chặng đường 15 năm qua.
11 thg 9, 2020
Công nghệ số sẽ tạo nên con người bất tử?
Khái niệm Bất tử số
Bất tử số (digital immortality), hay còn gọi là bất tử ảo (virtual imortality) là khái niệm giả định về việc lưu trữ (hoặc chuyển giao) tính cách của một người từ thể xác của người ấy sang phương tiện truyền thông bền vững hơn, chẳng hạn như máy tính. Kết quả là ta có một hiện thân (avatar) có những hành xử, phản ứng và suy nghĩ như một người trên cơ sở lưu trữ kỹ thuật số của người đó. Sau cái chết của cá nhân, hiện thân này có thể giữ nguyên hoặc tiếp tục học hỏi và phát triển.
Như vậy khái niệm bất tử số có phần khác với khái niệm bất tử truyền thống. Ở khái niệm bất tử truyền thống, con người không chết đi và chính mình vẫn còn sống để hành xử, phản ứng với mọi người. Với bất tử số, con người thực sự đã chết nhưng hiện thân của người ấy vẫn còn đó với đầy đủ những bản chất, suy nghĩ, cách ứng xử của mình và như vậy đối với người thân, với xã hội người ấy vẫn còn sống.
9 thg 9, 2020
Người ảo trong thế giới thực
Những con số ấn tượng về Hatsune Miku
Tính đến năm 2018, theo thống kê của Brett King trong Augmented:
- Hatsune Miku có hơn 100 ngàn bài hát đã được phát hành, một triệu rưỡi video trên YouTube và hơn một triệu tác phẩm hội họa từ người hâm mộ.
- Hatsune Miku có một điệu nhảy gây sốt của riêng mình với tên MikuMikuDance (MMD)
- Viện nghiên cứu Nomura ước tính rằng kể từ khi ra mắt tháng 8-2007 đến tháng 3-2012, Hatsune Miku đã mang về hơn 10 ngàn tỷ yên doanh thu (khoảng 130 tỷ USD). Doanh thu này bao gồm cả những sản phẩm phái sinh từ đĩa nhạc Hatsune Miku như game, video quảng cáo, vật dụng lưu niệm,…
- Hatsune Miku có nhiều hợp đồng quảng cáo hơn tổng số của 2 ngôi sao thể thao là Tiger Woods và Michael Jordan cộng lại.
- Hatsune Miku có hơn 2,5 triệu người hâm mộ trên Facebook.
- Hatsune Miku đã biểu diễn hơn 30 show ca nhạc cháy vé trên khắp thế giới, tại Los Angeles, New York, Đài Bắc, Hong Kong, Singapore, Tokyo, Vancouver, Washington và gần đây nhất là hát cùng với Lady Gaga.
8 thg 9, 2020
Truyền thuyết về Dinh Thầy Thím - huyền thoại và sự thật
4 thg 9, 2020
Lời người ra đi
Chắc hẳn nhiều người biết tác giả ca khúc này là nhạc sĩ Trần Hoàn, quê ở Quảng Trị. Không rõ bài hát được sáng tác năm nào, nhiều nguồn ghi năm sáng tác khác nhau, 1952, 1954, thậm chí... 1969. Tuy nhiên nếu căn cứ theo thông tin rằng sau khi cưới chỉ vài tuần ông phải giã từ vợ (lúc đang ở chiến trường khu 4) để ra Bắc phụ trách hoạt động văn nghệ trong lòng địch vùng tả ngạn sông Hồng và bài hát được ông sáng tác tặng vợ như lời dặn dò trước lúc chia tay thì thời điểm sáng tác là 1950, vì đó là năm hai người làm đám cưới.
1 thg 9, 2020
Như phù du, như phù dung... thì thôi!
Phù du có tên khoa học là Ephemeroptera, là một bộ thuộc một nhóm Palaeoptera, cùng với bộ Chuồn chuồn. Phù du ở dạng ấu trùng sống dưới nước từ 1 đến 3 năm. Khi bò lên bờ lột xác mới thành phù du trưởng thành. Phù du trưởng thành có hình dạng gần giống chuồn chuồn, bay được nhưng không ăn được vì miệng đã bị thoái hóa. Từ lúc phù du trưởng thành đến lúc chết chỉ có vài tiếng, suốt "cuộc đời" ngắn ngủi nó chỉ làm có một việc là... giao phối, sau đó là đẻ trứng xuống nước rồi chết.
25 thg 8, 2020
Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần
Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.
19 thg 8, 2020
Núi Châu Thới - Trơ gan cùng tuế nguyệt
Có nhiều bài viết về núi Châu Thới, nhưng tui thích trích lại đây nguyên văn bài viết của cụ Lương văn Lựu trong Biên Hòa sử lược toàn biên, quyển 2, Biên Hùng oai dũng, xuất bản năm 1972. Trong phần 1 của quyển sách này với tiêu đề Địa khí sơn linh, cụ Lương văn Lựu đã trang trọng đưa Núi Châu Thới lên đầu tiên. Tất nhiên là hồi đó cụ không mảy may nghi ngờ gì là... Châu Thới không phải ở Biên Hòa! (Lời văn trong bài được giữ nguyên xi lời cụ Lương văn Lựu, tất cả hình ảnh là của tui thêm vô cho nó sinh động).
17 thg 8, 2020
Dàn hợp xướng 17.572 người từ muôn phương
16 thg 8, 2020
Tản mạn sách xưa, người xưa
Một trong những tác giả mà tui nhớ tên kỹ nhứt là thầy Bùi văn Bảo, vì gần như trong suốt những năm tiểu học tui đều học sách của ông ở môn Quốc văn (môn Tiếng Việt bây giờ á). Hồi đó có 2 bộ của ông là Việt ngữ Tân thư và Tân Việt văn.
14 thg 8, 2020
Khi máy viết văn… hay hơn người!
13 thg 8, 2020
Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975
Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc mua bán sách lại có thể ví như chuyện ăn uống, tiêu hóa, dinh dưỡng cho cơ thể của con người đó. Ít ra cái này cũng là điều kiện sinh tồn cho cái kia. Sách viết ra mà không có nhà xuất bản coi sóc in ấn, không có nhà phát hành phân phối để tới tay người dân mua về đọc và thưởng thức, thì coi như cuốn sách đó chưa hiện hữu trong đời sống của một quốc gia, của một cộng đồng.
11 thg 8, 2020
Bản đồ ca mắc COVID-19 toàn cầu mới
Đây là dự án đầu tiên của một quan hệ đối tác được công bố gần đây để khởi động một nguồn dữ liệu toàn cầu cho các nhà báo viết tin về COVID-19. Hợp tác với Google News Initiative, quỹ Học bổng Báo chí JSK tại Đại học Stanford và nhóm Big Local News sẽ tổng hợp dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới và giúp các nhà báo kể những câu chuyện dựa trên dữ liệu ở địa phương mình.
9 thg 8, 2020
Những câu chuyện về Mộ Thầy - Thím
Khu mộ nằm giữa rừng cây, tuy không như quần thể Dinh Thầy Thím nhưng cũng rất rộng và yên tĩnh.
8 thg 8, 2020
Dinh Thầy Thím, di tích lịch sử độc đáo của đất phương Nam
3 thg 8, 2020
Đinh Tiến Luyện - Nỗi ám ảnh về “Một loài chim bé nhỏ”
2 thg 8, 2020
Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri
Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.
Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.
1 thg 8, 2020
Về Phú Quốc để... tôn vinh phụ nữ
Không biết có nhận xét phiến diện chăng, nhưng đến Phú Quốc tui có cảm giác các Mẫu được người dân thờ cúng ở đây nhiều hơn hẳn những nơi khác.
31 thg 7, 2020
Dinh Bà ở Phú Quốc
Thủy Long Thánh Mẫu là thần Nước (Bà chớ không phải Ông, tất nhiên rồi). Bà còn được gọi với nhiều tên khác nhau: Thủy Long Thần nữ, Bà Thủy, Bà Thủy Tề, Thủy Đức Thánh Phi...
30 thg 7, 2020
Dinh Cậu ở Phú Quốc
Giống nhau ở chỗ đều gọi là Dinh, đều ở ven biển, đều được gọi bằng những danh xưng gần gũi với người dân Nam bộ (cô, cậu), đều có tiếng là linh thiêng được nhiều người tới cúng kiếng.
Khác nhau ở chỗ Cô ở Dinh Cô có vẻ như là một nhân vật có thật, một người thiếu nữ trẻ, sau khi mất đi mới hiển linh giúp đỡ dân làng, Cô còn là nhân vật không đụng hàng, tức là chỉ có ở Long Hải chớ không ở nơi khác. Cậu ở Phú Quốc thuần túy là một nhân vật truyền thuyết, là con của Bà chúa Ngọc, và vì Bà Chúa Ngọc là nhân vật linh thiêng được thờ cúng ở nhiều nơi nên Cậu cũng được thờ cúng ở nhiều nơi chớ không chỉ là Phú Quốc (thí dụ: ở Tịnh Biên, An Giang có Núi Cậu).
13 thg 7, 2020
Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm
Ngay cả cái tên chùa cũng lạ, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, không phải thiền viện, tịnh xá, tu viện... như thường thấy. Tui có dự định tìm hiểu, nhưng rồi... quên luôn.
11 thg 7, 2020
Ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ
Những bài hát ngắn, dễ hát, dễ thuộc, dễ nhớ và đặc biệt là rất hợp với những tình huống sinh hoạt. Tui xin ôn lại vài bài trong số đó, để nhớ lại kỷ niệm một thời.
9 thg 7, 2020
Nì nì chao há
Clip coi cho vui, cho nó có tiếng có hình, không liên quan bài hát.
18 thg 6, 2020
Vũ Hữu Định và... còn hơn chút gì để nhớ
Ngoài Còn chút gì để nhớ có bản nhạc nào phổ từ thơ Vũ Hữu Định nữa hay không? Chắc đa số mọi người đều trả lời là Không, Thật ra chỉ cần một bài (thơ và nhạc) Còn chút gì để nhớ là đã quá đủ để tên tuổi Vũ Hữu Định sống mãi trong lòng người yêu thơ, yêu nhạc rồi. Thế nhưng còn một bài thơ khác của Vũ Hữu Định được một nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc mà ít người biết. Điều bất ngờ, đó là một nhạc sĩ cách mạng với những bài hát quen thuộc Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Xuân chiến khu, Tiếng chày trên sóc Bombo, Bài ca may áo... Bài thơ Đứng giữa đồng không của Vũ Hữu Định đã được Xuân Hồng phổ nhạc vào năm 1996.
15 thg 6, 2020
Sân chim Vàm Hồ
Thuở đó tui chưa có dịp đi nhiều, chưa biết tới cái sân chim nào. Nghĩ thầm sân chim Bạc Liêu vốn nổi tiếng thì xa quá, sân chim Vàm Hồ ở Bến Tre gần hơn, chắc có dịp phải tới cho biết.
8 thg 6, 2020
Tu viện Khánh An, ngôi chùa có phong cách kiến trúc Nhật
Tu viện Khánh An nằm hơi xa trung tâm thành phố, nhưng dễ tìm vì kiến trúc bề thế và khuôn viên rộng lớn, tọa lạc ở góc đường Võ thị Thừa và An Phú Đông 27 thuộc địa bàn phường An Phú Đông, quận 12.
3 thg 6, 2020
Huyền thoại về dũng sĩ, nghệ sĩ Ama Kông
17 thg 5, 2020
Chưa biết ăn năn
12 thg 5, 2020
Bạn ơi, quan hà xin cạn chén ly bôi
Đó là bài Biệt kinh kỳ của Minh Kỳ - Hoài Linh, và tất nhiên đó không phải là... nhạc đám ma! Đó là khúc ca của người trai giã từ thành đô để ra chiến trận. Thế nhưng giai điệu thiết tha của một thuở xa xưa cùng với lời ca đi theo "Ngày mai tôi đã, đã đi xa rồi" tưởng như phù hợp với lời chia tay người ra đi vĩnh viễn, làm lòng tui chùng xuống, u hoài...
7 thg 5, 2020
Em đi bán chè thưng
Có một bài vọng cổ xưa, khá nổi tiếng, do hai ông Út, bà Út tài danh của sân khấu cổ nhạc miền Nam trình bày, (Út Trà Ôn và Út Bạch Lan). Bài vọng cổ mở đầu bằng lời rao ngọt lịm của cô Út như sau:
Ai ăn chè bột khoai, bún tàu, đậu xanh, nước dừa, đường cát hông
5 thg 5, 2020
Xổ số kiến thiết Quốc gia
Ngoài cái lý do là tờ vé số dễ kiếm đối với đứa con nít hơn là tem hay tiền cổ, còn một lý do nữa khiến tui thích sưu tầm vé số. Đó là tờ vé số hồi xưa rất đẹp. Chính cái cảm giác tiếc tiếc khi một vật phẩm đẹp, người lớn phải bỏ tiền ra mua mà bây giờ bỏ đi khiến tui lượm lại để dành, hơn là ý thức sưu tầm.
Và cũng vì cái trò lẩm cẩm ấy mà bây giờ sau hơn nửa thế kỷ tui vẫn còn giữ hàng trăm tờ vé số để bây giờ lấy ra coi cho đỡ buồn... và có nhiều điều để nhớ lại cũng hay hay...
Đây là mặt trước và mặt sau của 2 tờ vé số phát hành năm 1962. Giá 10 đồng một tờ, cơ cấu giải trúng in ở mặt sau. Mặt trước tờ vé số in hoa văn như tiền giấy. Ảnh trên tờ vé số là một tác phảm nhiếp ảnh đàng hoàng, có tên tác giả (góc dưới bên trái), tên bức ảnh (dưới, giữa) và tên nhà in (Kim Lai Ấn quán, góc dưới bên phải).
22 thg 4, 2020
Mùa chia tay
Lại nói, nghe ve sầu trỗi nhạc lại nhớ tới bài Mùa chia tay của ca sĩ - nhạc sĩ Duy Khánh.
Nhạc sầu rơi tan tác người ơi
Giờ phút chia tay đến nơi rồi
Tất nhiên là năm nay Duy Khánh cũng sai theo lũ ve sầu luôn, vì giờ phút đi học đến nơi rồi chớ không phải giờ phút chia tay.
15 thg 4, 2020
Bản đồ ca mắc COVID-19 dành cho nhà báo
Đây là dự án đầu tiên của một quan hệ đối tác được công bố gần đây để khởi động một nguồn dữ liệu toàn cầu cho các nhà báo viết tin về COVID-19. Hợp tác với Google News Initiative, quỹ Học bổng Báo chí JSK tại Đại học Stanford và nhóm Big Local News sẽ tổng hợp dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới và giúp các nhà báo kể những câu chuyện dựa trên dữ liệu ở địa phương mình.
14 thg 4, 2020
Google khởi xướng Tuần lễ tri ân người đầu tuyến chống dịch COVID-19
Doodle thay đổi mỗi ngày trong Tuần lễ tri ân từ 13 - 19/4
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn chưa đến hồi kết, thậm chí trong giai đoạn khốc liệt trước nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Những ngày tháng vừa qua và cả thời gian sắp tới, bao gian khổ và hy sinh vì cộng đồng của những y bác sĩ đầu tuyến chống dịch bệnh khó có thể diễn tả hết bằng lời. Họ ngày đêm căng mình trước những nguy cơ cho bản thân, xa cách gia đình để giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh, dốc sức giành giật mạng sống của các bệnh nhân từ virus-Corona.