17 thg 12, 2024
Đình Bình Quan
30 thg 11, 2024
Tản mạn Măng Đen
Tui thức dậy và đi bộ theo thói quen. Đi một vòng trong tiết trời se lạnh và quay về homestay. Mọi người vẫn còn yên giấc. Ở chỗ để xe một anh chàng đang lúi húi tìm cách dắt xe ra. Nhà chật, xe máy của khách để đầy vướng víu lẫn nhau mà anh chàng lại có một mình nên loay hoay mãi mà không lấy xe ra được. Thấy vậy, tui tới phụ một tay.
23 thg 11, 2024
Tụt mood ở bảo tàng Đắk Lắk
Đọc những lời giới thiệu hấp dẫn như vậy, khi bước chân vào nơi trước đây là Biệt điện Bảo Đại, nhìn thấy tòa nhà bảo tàng uy nghi tui thấy phấn khích vô cùng. Tội gì không chụp một tấm hình để check-in!
Đoàn khách mà tui tháp tùng có lẽ không phải của một công ty du lịch, mà là của một tổ chức ngoài Bắc, căn cứ vào giọng nói và kiểu nói chuyện của họ (nói nhiều, nói lớn tiếng). Và nhất là căn cứ vào phong thái của anh chàng (có lẽ là) trưởng đoàn. Anh chàng này thỉnh thoảng đệm vào giữa lời của cô thuyết minh những câu nói đùa - không, thực chất là những câu ghẹo gái - rất kém duyên, thô tục (đó là nói nhẹ, còn nói cho đúng thì phải gọi là mất dạy), và chẳng có tí gì liên quan đến văn hóa du lịch.
Về hình thức trưng bày và những hiện vật, hình ảnh trưng bày thì khách quan mà nói tuy không như tui kỳ vọng khi đọc những lời giới thiệu trên mạng nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu. Về phía người thuyết minh, trình bày trôi chảy, mạch lạc, nhưng... Cái mà cô thiếu là cái hồn, cái chất Tây nguyên. Khi cô giới thiệu về những nét văn hóa, những đồ dùng sinh hoạt, những tập tục... của người Tây nguyên ta nghe như một học sinh thuộc bài đang trả bài chớ không phải một người đang tâm tình cho ta nghe về những nét đẹp của quê hương mình.
Cũng không chê trách cô được, vì như lời tự giới thiệu cô là người Nghệ An, vào Tây nguyên sinh sống chưa lâu chớ không hề là dân bản xứ! Mà thật ra không cần giới thiệu, chỉ nghe giọng nói thôi là biết cô xuất thân từ nơi khác.
Thật tình, cho dù thuyết minh có tốt hơn đi nữa thì cảm xúc của tui cũng đã bay đi tứ tán rồi khi phải đi chung với một đám đông hỗn độn, trò chuyện huyên náo, được điểm tô thêm bằng những câu đùa thiếu hẳn sự có duyên!
Điểm nhấn đặc biệt của buổi tham quan - theo lời của hướng dẫn viên - là cả đoàn được xem một buổi chiếu phim đặc biệt. Đó là bộ phim về Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột năm 1975.
Đó là một đoạn phim tài liệu mà có lẽ tôi, bạn đã từng xem đâu đó nhiều lần trong gần 50 năm qua về những tháng ngày bi thảm tháng 3/75 ở Buôn Ma Thuột. Bi thảm của bên thua cuộc, nhưng hùng tráng của bên thắng cuộc. Có khác chăng là trước nay bạn và tui xem ở một khung cảnh khác, còn bây giờ tui và anh bạn mình là 2 kẻ lẻ loi đại diện cho bên thua cuộc đang xem cùng một đám đông của bên thắng cuộc. Khán giả, người tổ chức chiếu phim và cả người làm phim đều là người của bên thắng cuộc.
Cái đám đông ấy hò hét, vỗ tay khi xe tăng của quân giải phóng tiến rầm rộ hay khi đạn pháo của quân giải phóng nổ vang. Và cười to khi màn ảnh chiếu những đoàn người chạy tán loạn...
Cao trào diễn ra ở cuối phim, khi đoàn quân giải phóng chiến thắng tiến vào Buôn Ma Thuột. Nhạc khải hoàn hùng tráng vang lên.
Như đám trẻ con chơi game hò hét khi trên màn hình hiện lên dòng chữ Congratulation! You Win!, đám đông trong trong khán phòng gào rú: Hoan hô! Thắng rồi! Thắng rồi! và vỗ tay ầm ĩ.
Anh bạn cùng đi run rẩy nắm tay tôi kéo ra khỏi phòng chiếu phim và lẩm bẩm chửi thề: ĐM! Anh không phải là người phục vụ trong quân đội VNCH, nhưng là người dân Tây nguyên, đã sống ở đây thời gian ấy và có rất nhiều người thân trong đám người thất thểu chạy loạn hồi tháng 3/1975 được thể hiện lại trong phim.
Còn tui, sự hưng phấn khi mới bước vô bảo tàng Đắk Lắk vốn đã giảm sút rất nhiều thì giờ tuột xuống tới tận đáy, đúng với cái từ mà giới trẻ ngày nay hay dùng: tụt mood!
Tui ra khỏi bảo tàng Đắk Lắk, bước sang Biệt điện Bảo Đại. Bạn tui chắc bị tụt mood nặng quá nên biểu tui vô tham quan một mình đi, ảnh không vô.
Người phụ trách thuyết minh ở đây lại cũng là một người Nghệ An. Bài thuyết minh của anh ta nhấn mạnh những thú vui chơi của Bảo Đại ở Đắk Lắk (vua mà) chớ không nói gì đến kiến trúc của biệt điện.
Tâm trạng cũng đã chùng xuống khá nặng nên tui cũng chẳng quan tâm gì, đi rảo qua các phòng để tham quan. Phải nói 2 điều:
- Một là nếu chỉ tham quan các đồ nội thất trong biệt điện thì thua xa cái dinh khác như Dinh 1, Dinh 2, Dinh 3 ở Đà Lạt. Và tui nghĩ nếu so với biệt phủ của các quan thời nay chắc còn thua xa hơn nữa.
- Hai là hiện giờ Biệt điện Bảo Đại chỉ là một công trình phụ trong khuôn viên thực sự của mình (công trình chính là Bảo tàng Đắk Lắk) nên không được chăm chút đúng mức.
Vậy là kết thúc chuyến tham quan Bảo tàng Đắk Lắk và Biệt điện Bảo Đại của tui. Bạn thấy thế nào? Vui không?
17 thg 11, 2024
Người đáng được ngành du lịch Việt vinh danh
12 thg 11, 2024
Ở Long Khánh có một ấp mang tên "18 Gia đình"
11 thg 11, 2024
40 năm trước ta hát những gì?
Tập ca khúc xuất bản năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố. Tập ca khúc đã mất bìa, nhưng phần ruột còn đầy đủ. Có 60 bài hát được tuyển chọn trong số những bài hát được yêu thích nhất ở TPHCM trong thập niên đầu thành phố đổi thay chế độ.
30 thg 10, 2024
Đi trong chiều tình yêu
19 thg 10, 2024
Suy nghĩ dưới chân cầu Cái Xép
4 thg 10, 2024
Miễu Ông Cù - Đình thần Bưng Cù, những dòng ghi chép
1 thg 10, 2024
Chuyện Ông Cù ở Miễu Ông Cù
Ngay cổng tam quan của miễu Ông Cù ta đọc được tên của cơ sở tín ngưỡng này, không phải một mà nhiều tên. Tên chính thức hiện nay là đình Tân Phước Khánh hay đình thần Bưng Cù, ghi ở giữa cổng. Cổng bên trái ghi tên đầu tiên là Miễu Ông Cù có từ 6 tháng 6 năm 1940 (điều buồn cười là ghi nguồn tra cứu Theo Google Maps!!!). Cổng bên phải ghi tên Đình thần Bưng Cù - Tân Khánh Thôn theo sắc phong ngày 29 tháng 11 năm 1852 của vua Tự Đức).
26 thg 9, 2024
Khách sạn Sheraton ở Thung lũng Mường Hoa
25 thg 9, 2024
Ngôi chùa xưa nhất Sài Gòn và... ngôi chùa xưa nhất TPHCM
Những ngôi chùa ở miền Trung thì ít lâu đời hơn, những ngôi chùa xưa nhất cách đây khoảng 5, 6 thế kỷ, như chùa Thiên Mụ xây dựng năm 1601. Những ngôi chùa xưa nhất ở đây thường là khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở đất ở phương Nam (1558). Những kiến trúc tôn giáo xưa hơn thường là tháp Chàm, không phải chùa.
22 thg 9, 2024
Vắt tay lên trán
19 thg 9, 2024
Lan man ở khu du lịch Núi Sập
12 thg 9, 2024
Chợ quê An Nhứt và Chiến lược Đại dương xanh
Chợ quê An Nhứt được chính quyền tổ chức vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 để tạo công ăn việc làm cho những hộ dân bị mất việc, hộ nghèo, hộ khó khăn hay gia đình quân nhân đang nhập ngũ hoặc mới xuất ngũ trên địa bàn xã.
11 thg 9, 2024
Tản mạn ở An Nhứt
Ngày 9/12/2003, dưới sự quản lý sáng suốt của Nhà nước, huyện Long Đất được tách ra làm 2 huyện là Long Điền và Đất Đỏ. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền.
Tháng 6/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tán thành chủ trương sáng suốt của nhà nước sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, theo đó 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ nhập lại thành huyện Long Đất. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Đất như hồi 1999.
Xã có diện tích 5,25 km², dân số năm 1999 là 3.775 người, mật độ dân số đạt 719 người/km², bao gồm 3 ấp: Đồng Trung, An Hòa và An Lạc.
9 thg 9, 2024
Đường trên Phố Hàm Rồng
31 thg 8, 2024
Ánh đèn vàng hiu hắt...
17 thg 8, 2024
Làng cổ Long Tuyền
11 thg 8, 2024
Lướt trên mặt nước ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
7 thg 8, 2024
Đi trên than bùn ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
3 thg 8, 2024
Đất rừng U Minh
29 thg 7, 2024
Bên dòng sông Trẹm
20 thg 7, 2024
Những người gõ cánh cửa năm 2000
8 thg 7, 2024
2 thg 7, 2024
Các món ăn dở nhất Việt Nam (do độc giả TasteAtlas bình chọn)
1 thg 7, 2024
Lan man bánh ít
11 thg 6, 2024
Biệt thự cổ 6B Đường Thành, Hà Nội
Trong bài viết trước tui kể chuyện cùng gia đình đi ăn ở nhà hàng
Chả Cá Thăng Long, vô tình phát hiện ra đây là một ngôi biệt thự cổ và được bảo
tồn tương đối tốt.
Tò mò, về nhà tui tìm hiểu thêm về ngôi biệt thự này và biết thêm một
số thông tin thú vị, xin ghi lại tại đây. Hầu hết thông tin này đều ghi theo loạt
bài viết Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội
của tác giả Vân Quế trên báo An ninh Thủ đô từ ngày 7 đến
11/8/2020.
10 thg 6, 2024
Biệt thự Chả Cá
Chả cá Lã Vọng là một trong những món ăn nổi tiếng của Hà Nội, đến
mức có người nói du lịch Hà Nội thì dứt khoát phải ăn chả cá Lã Vọng.
Để khỏi phải viết lại những gì người khác đã viết, tui xin trích
đăng bài nói về chả cá Lã Vọng trên Wikipedia:
1 thg 6, 2024
Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột
Nhà thờ Thánh Tâm (Cathédrale du Sacré-Cœur) ở số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngoài việc là ngôi nhà thờ chính tòa của giáo phận Ban Mê Thuột còn là một điểm tham quan du lịch đẹp.
Nhà thờ Thánh Tâm vẫn thường được gọi bằng tên Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột, được xây dựng trên một khoảnh đất có diện tích 828 m², có chiều dài 45 m, rộng 12 m. Điểm độc đáo của ngôi nhà thờ là kiến trúc mô phỏng theo nhà dài của người Ê Đê.
31 thg 5, 2024
Tàu về quê ngoại
Những năm cuối thập niên 1970, sau ngày 30/4/75 việc đi lại rất khó khăn. Vừa là đi đâu cũng phải có giấy đi đường do CA cấp, vừa là thiếu thốn phương tiện vận chuyển, vừa là... không có tiền mua vé xe.
Hồi đó tui mới vô đại học, lần đầu tiên xa Long Khánh, nhớ nhà muốn chết. Cái thuở mà điện thoại bàn còn không có để mà gọi, nói gì đến di động, mail, chát chít... Xe đạp không có để mà đi học, nói chi tới xe máy để chạy về nhà...
27 thg 5, 2024
Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 4)
Đây là bài cuối trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.
Trong bài này tác giả kể khi về Sàigòn do bị lỡ chuyến, phải chờ
chuyến xe lửa sau nên có dịp quan sát ga Biên Hòa và… tám chuyện. Khi tám chuyện
với bà bán nước trong ga, có một đoạn như sau: Cũng theo bà, xe mở đường mới
đi tới Bàu Cá, khoảng trên Trảng Bom gì đó, không tiến được thêm nữa. Tuy có
ngưng bắn nhưng là ở những “chỗ lớn”, chứ những “chỗ nhỏ còn quậy tùm lum à”.
Như vậy không chắc xe lửa sẽ được hoạt động lại như dự trù, nếu không có hòa
bình.
Như các bài trước, cách viết của tác giả khá… vụng, dài dòng, đôi chỗ
sai chánh tả hoặc dùng chữ không nhất quán. Thí dụ cả bài viết là xe lửa,
nhưng trong bài lại viết là ngồi chờ ở bến tàu.
Dù sao, bài phóng sự cũng giúp ta nhìn lại một khoảnh khắc xa xưa ở
Sàigòn – Biên Hòa, để tưởng nhớ và để hoài niệm.
Phạm Hoài Nhân
26 thg 5, 2024
Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 3)
Đây là bài thứ ba trong
loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên
Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở
lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.
Trong bài này tác giả tiếp
tục đi qua các toa tàu để quan sát và kể chuyện về các hành khách đi tàu, có
kèm theo vài nhận xét cá nhân khá thú vị về người Hoa, về kiến thức của học
sinh...
Cuối bài là quang cảnh ga
đến (ga Biên Hòa) với cảnh người đi xe lô, xe ngựa... và nhận xét của tác giả
rằng đa số người đi hôm ấy là... đi cho biết xe lửa, chớ không phải đi để tới
Biên Hòa!
Phạm Hoài Nhân
25 thg 5, 2024
Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 2)
Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa cũng như hoài niệm những nét sinh hoạt đời thường của cư dân Sàigòn nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.
Đây là bài thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài, đăng ngày 8/3/1973. Tui gõ lại gần như nguyên văn, trừ những chỗ do báo cũ mờ quá đọc không ra.
22 thg 5, 2024
Đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước
21 thg 5, 2024
Những món cà phê ngon và dở nhất thế giới
16 thg 5, 2024
Làng Kon Pring
Lối vào làng đây. Chiếc cổng nhỏ mang đậm màu sắc Tây nguyên ghi Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Kon Pring.