31 thg 12, 2013

Chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa

Quên phứt chuyện ngụ ngôn của La Fontaine đi, vì đó là chuyện bịa! Sự thật là trong cuộc đua giữa thỏ và rùa dĩ nhiên thỏ luôn luôn thắng.


Từ thuở ban sơ Thỏ đã thắng Rùa, kể cả khi Thỏ chấp nhận cho Rùa bơi dưới nước thay vì bò trên cạn (bò trên cạn thì Rùa thua là cái chắc, vì tục ngữ đã có câu Chậm như Rùa bò, không có câu Chậm như Rùa bơi).

30 thg 12, 2013

Đời là bể khổ!

Tui gọi cho nó cả buổi sáng mà không được, điện thoại cứ ò e điệp khúc: Số điện thoại này hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau.

Đồ khỉ gió! Thằng này ngủ chưa dậy hay là tối tắt điện thoại rồi sáng ra quên bật máy đây. Hay là nó bị gì? Bực mình, tui xách xe chạy tới nhà nó. Vừa tới đầu hẻm thì thấy nó đang ngồi chông ngốc uống cà phê cóc. Tui gắt:

  • Sao tắt máy vậy cha nội?
Nó trả lời gọn lỏn:
  • Hổng phải tắt! Hổng nạp tiền điện thoại!
  • Trời, nghèo vậy sao?
Nó ngoắc tui, biểu ngồi xuống uống cà phê để nó kể cho nghe. Đây là câu chuyện kể của nó:



28 thg 12, 2013

Khi chuông điện thoại reo...

(Chuông điện thoại reo)

  • Alô, tôi nghe đây! Ai ở đầu dây đó?
  • Ơ, xin lỗi, tui nhầm số. Cúp máy nghe?
  • Ê, đâu có đơn giản vậy! Biết ta là ai hông? Ta là ông thần ve chai. Từ lúc ta lắp cái sim mới tới giờ chưa có ai gọi cho ta hết á! Ta thề rằng ai gọi cho ta đầu tiên ta sẽ yêu thương người đó suốt đời.
  • Má ơi! Tui hổng dám được yêu thương kiểu đó đâu!
  • Im đi, để ta nói tiếp. Suốt trong một tháng đầu tiên không có ai gọi cho ta hết. Một tháng sau, ta thề rằng ai gọi cho ta ta sẽ cho người đó giàu sang suốt đời. Ta sẽ tặng ngay vô tài khoản người đó một tỷ đồng!
  • Ừ, vụ này được. Số tài khoản của tui là...
  • Im! Nhưng suốt tháng kế tiếp cũng không có ai gọi cho ta hết. Ta giận lắm, thề rằng...
  • Chuyện gì nữa đây? Ông thề làm sao?
  • Ta thề rằng ta sẽ... GIẾẾẾT! Giết chết đứa nào gọi cho ta! Grừừừ...
(Trong câu chuyện này không biết tui đóng vai nào, các bạn cứ bình luận vô tư!)

Hai Ẩu

26 thg 12, 2013

Rồi có một ngày...

Từ nhỏ, tui đã được dạy rằng khi đi xe bus (hoặc các phương tiện vận tải công cộng khác) phải biết giữ phép lịch sự: nhường chỗ cho người già yếu, trẻ em, phụ nữ có thai, có con mọn. Tui đã thực hiện nghiêm chỉnh phép lịch sự đó, mặc dù trong thâm tâm cầu mong sao cho khi mình ngồi trên xe bus thì đừng có ông già, bà già hay bà bầu nào lên đứng gần. Lúc đó không đứng lên nhường chỗ thì bất lịch sự, mà nhường thì... tiếc!

Hình minh họa, không có Hai Ẩu trong đó!

25 thg 12, 2013

Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Chưa có khi nào anh thấy yêu và nhớ em như giây phút này đây. Nhớ em tha thiết, yêu em nồng nàn.

Càng yêu và nhớ anh càng thấy ân hận vì bao mùa xuân trôi qua, anh chỉ mải lo nghĩ đến công nghệ mới, đến sản phẩm mới mà chẳng nghĩ gì đến em thân yêu của anh. Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em!

Em ơi, tình anh như nước con sông dài, vẫn keo sơn gắn bó với em không bao giờ thay đổi cho dù sông cạn đá mòn. Chỉ phiền một nỗi, anh làm nghề chào bán thiết bị mobile, mà mấy thứ này nó cứ ra công nghệ mới, sản phẩm mới ào ào làm anh bị cuốn theo tới... phát ghiền. Anh cũng ghiền bán được hàng cho khách hàng, càng nhiều càng tốt. Có những khi anh thoáng nhớ đến em, nhưng khách hàng ùn ùn mua hàng nên anh cũng ào ào bán hàng mà quên em đi mất. Bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, còn được thưởng theo doanh số nữa, sướng lắm em ơi. Chả trách sao em thường than vãn: Ngồi nhớ anh, em ngó ngó lên trời. Chim sáo không về cánh cò mồ côi. Em nhớ anh nhiều, sao phụ tình em!

Ôi, anh đã biết lỗi rồi em ơi. Chim sáo về rồi nè ơi!



Lại thấy ông đồ già...




Ghi chú: trong toàn bộ bài này tui chỉ chịu trách nhiệm cái đầu ông đồ thôi, còn toàn bộ mình mẩy tứ chi ông đồ cũng như bài thơ là... chôm chỉa!

Hai Ẩu

17 thg 12, 2013

Chưa tới giờ ăn!

Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai lần III diễn ra trong 4 ngày từ 12 đến 15/12/2013 tại khu du lịch Bửu Long. Bạn tôi, giám đốc một công ty du lịch khá mạnh ở Đồng Nai được mời tham gia gian hàng nhưng không đồng ý. Anh nói: Tham gia liên hoan này không có hiệu quả!

Thầm nghĩ rằng chắc anh có ác cảm chi đó với Ban tổ chức, vả lại thấy poster treo đầy đường, và nhất là trong những ngày diễn ra liên hoan thì vào cổng Khu du lịch Bửu Long miễn phí (bình thường vé vào cổng là 20.000 đồng, một mức giá khá cắt cổ để vào ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi đây!) nên tôi vẫn quyết định đến tham quan.

Tôi đến đây vào sáng 13/12/2013, ngày thứ nhì của liên hoan. Nhìn bãi gởi xe thấy lèo tèo khoảng vài ba chục chiếc là có thể hình dung lượng khách vắng thế nào (chú ý là miễn phí vé vào cổng đó nhé). Bên trong đúng là vắng hoe, số người của ban tổ chức và của các gian hàng là chính, chẳng mấy khách tham quan. Có lẽ tính tất tần tật không tới 100 người!

Công bằng mà nói, việc dàn dựng khu ẩm thực khá công phu, đẹp mắt. Những gian hàng ẩm thực mái lá, cột tre rất phù hợp với chủ đề của liên hoan là Món ngon quê nhà. Nhưng... vắng vẫn là vắng.

Cổng vào khu ẩm thực, bên trong khu du lịch Bửu Long

16 thg 12, 2013

"Hôi bia" dưới góc nhìn mạng xã hội

Vụ "hôi bia" ở Biên Hòa tới nay đã bớt... hôi rồi, nhưng những thông tin về nó vẫn còn râm ran. Thôi thì không ngại nhàm chán, mình cũng bàn ra tán vô một chút vậy, vì dù sao mình cũng là người trong cuộc mà (người trong cuộc tức là dân Biên Hòa chớ không phải người hôi bia nghen!)




10 thg 12, 2013

Có phải trên núi Ba Thê có Hòn Vọng Thê?

Các trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Trên núi Ba Thê

7 thg 12, 2013

Điểm đến không có trong tour du lịch

Ở Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung có dạng du lịch homestay, du khách sẽ đến ăn ở, sinh hoạt trong nhà vườn cùng với người dân địa phương. Đây là một trải nghiệm khá thú vị với người thành phố và rất thu hút khách nước ngoài.

Tôi đến Cần Thơ vào chiều tối và chỉ lưu lại đó một buổi sáng hôm sau, nên không thể nào homestay được. Thế nhưng anh Lâm văn Sơn - một chuyên gia du lịch sành sõi ở Cần Thơ - vẫn bố trí cho cha con tôi một chuyến đi thú vị hơn cả homestay, mà chắc chắn chúng tôi không thể nào tự mình thực hiện được, và cũng chắc chắn không đơn vị du lịch lữ hành nào đưa chúng tôi đi được. Vì đây không hề là một điểm đến của các tour du lịch!

Anh Sơn đích thân dùng xe máy đèo tôi đi, và mượn một chiếc nữa cho Đắc Nhân (con tôi) và Thùy Nhân (em tôi).

5 thg 12, 2013

Bàn chân tiên trên núi

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê là một ngọn núi trong cụm núi Ba Thê gồm năm ngọn, nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, cách Long Xuyên chừng 40 km. Ba Thê là ngọn cao nhất trong cụm núi, cao 221 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng tứ giác Long Xuyên. Với vị trí đặc biệt này, ngày xưa trên đỉnh núi có đặt sân bay dã chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đường lên núi

Đường lên núi hẹp, khó đi bằng xe hơi, do đó phải đậu xe ở chân núi và thuê Honda ôm chạy lên. 40 ngàn một người, chở đến từng điểm tham quan trên núi và chờ đợi để chở về. Đường dài hơn 2 km, quanh co khúc khuỷu và chật hẹp, một bên là núi, một bên là vực sâu, nhiều chỗ cua cùi chỏ và dốc dựng đứng. Các bác tài xe ôm tranh thủ nên mỗi xe đèo 2 người và không có mũ bảo hiểm (đâu có công an!). Xe cùi cùi cỡ Wave Alpha thôi, nên mỗi lần lên dốc cao nó khóc rống thảm thiết như muốn bể ống pô.

4 thg 12, 2013

Không có Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

Ngày xửa ngày xưa, có một bà hoàng hậu sinh được một người con gái da trắng như tuyết, nên đặt tên là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết. Vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm, và có một cái gương thần, mỗi khi soi, bà hỏi:


Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương trả lời:

Muôn tâu hoàng hậu xinh tươi
Người là đẹp nhứt trên đời chớ ai!

Hoàng hậu nghe vậy sướng lắm. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp, đẹp hơn cả hoàng hậu. Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Còn ta với nồng nàn

Tui gặp thứ trái này lần đầu vào tối thứ Sáu tại rừng tràm Tân Tiến (huyện Tri Tôn). Trái như trái chanh, nhưng vỏ sần sùi và mùi thơm nồng nàn hơn. Trái được vắt vô dĩa muối ớt để làm món chấm. Tối đó ăn cúm núm chiên, cá lóc nướng trui... Thứ nào chấm cũng được.

Dĩa muối ớt, bên cạnh là loại trái chua chua miền núi, cạnh đó nữa là nước mắm me

Dân An Giang kêu trái này là trái chút. Ái chà, viết sao ta? Chút, chúc, trúc hay trút (dân miền Tây đọc 4 chữ này y chang nhau!).

Khi tui hỏi chữ chút viết sao, các chiến hữu người An Giang ngồi trong bàn nhậu mới à ới bàn với nhau coi tên trái này viết mần sao. Có người nói là trút (như chữ con trút), có người nói là chút (như chữ một chút). Cuối cùng là... hổng biết viết sao cho đúng, chỉ biết đọc là chút thôi.

27 thg 11, 2013

Eureka! Ta đã tìm ra rồi!

Người ta nhớ đến Archimèdes không phải vì ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước, mà vì ông đã trần truồng chạy ra khỏi nhà tắm, vừa chạy vừa la: Eureka! Eureka!



Bạn có tin điều đó hay không là tùy bạn. Riêng hắn, hắn tin chắc điều đó như đinh đóng cột. Vì sao à? Vì hai lẽ:

Thứ nhất, vì suy ra từ chính bản thân hắn. Hắn nhớ mang máng rằng hồi xưa khi còn học phổ thông có học cái định luật gì đó tên Ạc-xi-mét, nhưng giờ hết nhớ nổi nó là cái chi chi. Điều duy nhất hắn nhớ về Archimèdes là: đó là một cha già ở truồng chạy nhong nhong ngoài đường, la lối om sòm. Các công trình khoa học của ông, tiểu sử của ông hắn mù tịt. Hắn cũng chẳng biết ông là người nước nào, chỉ đoán rằng… không phải người Việt Nam!

26 thg 11, 2013

Chiếc cầu hợp tác giữa 3 nước

Xe đang ở địa phận huyện Cái Bè (Tiền Giang) trên quốc lộ 1, hướng về cầu Mỹ Thuận. Bác tài quay qua nói với tôi:
  • Mình sắp tới chiếc cầu do 3 nước hợp tác.
Tôi nghĩ anh ta muốn nói tới cầu Mỹ Thuận, và như vậy là sai, vì cầu Mỹ Thuận do kỹ sư và công nhân của 2 nước là Úc và Việt Nam hợp tác thiết kế, thi công thôi.

Tôi bảo anh ta lầm rồi, nhưng anh ta lắc đầu, nói:
  • Không phải cầu Mỹ Thuận. Ông cứ ngồi yên đó đi, lát nữa tới nơi tui chỉ cho!
Ở khu vực đó của huyện Cái Bè, tên các xã thường có chữ Mỹ, như xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Lợi thì chia thành 2 là Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B, Mỹ Đức cũng chia thành 2 là xã Mỹ Đức Đông và xã Mỹ Đức Tây... Các bạn đã từng đi miền Tây trên tuyến quốc lộ 1 đều biết là từ ngã ba Trung Lương tới Vĩnh Long không hề có chiếc cầu nào lớn ngoài cầu Mỹ Thuận, vậy thì lấy đâu ra chiếc cầu do 3 nước hợp tác xây dựng?

Cầu Gành chứ không phải cầu Ghềnh

Biên Hòa có chiếc cầu nổi tiếng là cầu Gành. Đây là chiếc cầu cổ xưa nhất thành phố Biên Hòa có tuổi đời hơn 100 năm, và do kiến trúc sư lừng danh Eiffel của Pháp thiết kế. Hình ảnh chiếc cầu sắt cổ kính này gần như đã thành biểu tượng của Biên Hòa.


Cầu Gành - Ảnh: PHN

Khốn khổ thay, tên cầu đã bị gọi sai thành cầu Ghềnh gần bốn mươi năm nay. Vì đâu nên nỗi như vậy? Bạn hãy đọc đoạn trích bài viết sau của nhà văn Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải) nhé:

24 thg 11, 2013

Dray Sap, miên man khói bụi

Thác Dray Sap thuộc huyện Cư Jưt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 25 km. Trên đường từ Nam ra Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 14, bạn sẽ đi ngang qua thác trước khi đến TP Buôn Ma Thuột.

Lần đầu tiên tôi đến thác Dray Sap là năm 2000. Nếu bạn đã từng quen thuộc với những con thác ở Lâm Đồng như thác Prenn, thác D'Atanla. thác Pongour... bạn sẽ thấy vô cùng choáng ngợp trước vẻ kỳ vĩ của con thác lớn bậc nhất Tây nguyên này.


Thác Dray Sap năm 2001. Bạn có thể thấy khói mịt mờ dưới chân thác. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thác như một bức tường nước khổng lồ giăng ngang giữa hùng vĩ đại ngàn, dòng nước cuồn cuộn đổ tung bụi nước mịt mù dưới chân thác như khói sương ngút ngàn. Đó là lý do người Ê đê gọi tên thác là Thác Khói (trong tiếng Ê đê Dray là thác, Sap là khói).

21 thg 11, 2013

Về phương Nam lắng nghe...

Tôi đến thăm Nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ở Mỹ Tho (Tiền Giang) với niềm tôn kính và một sự thắc mắc lớn. Rằng nhà văn Sơn Nam sinh quán ở Kiên Giang, sống và qua đời ở Sài Gòn, an táng tại nghĩa trang Bình Dương, thế sao Nhà lưu niệm lại ở Tiền Giang?

Thắc mắc ấy rồi cũng được giải đáp. Khu đất xây nhà lưu niệm là nơi sinh sống của vợ chồng người con gái nhà văn Sơn Nam. Hai người đã xây dựng khu lưu niệm này để tưởng nhớ thân sinh của mình.

Giải đáp thắc mắc này xong, một sự tò mò khác lại đến. Bên cạnh nhà lưu niệm là nhà ở của gia đình anh chị Nghị - Hằng (con rể và con gái nhà văn Sơn Nam), chính diện tầng trên của ngôi nhà này là một gian thờ tự có biển ghi Nhà thờ Cống quận công Trần Đức Hòa.


Nhà thờ Cống quận công Trần Đức Hòa

19 thg 11, 2013

Phát minh mới dành cho xì-mát-phôn

Có một chuyện Hai Ẩu cần báo gấp cho Ban biên tập eChip M! để xin ý kiến. Số là hôm qua có một ông tự xưng là nhà phát minh của một hãng điện thoại tới kiếm Hai Ẩu. Ổng tưởng Hai Ẩu phụ trách giới thiệu sản phẩm nên tới giới thiệu mẫu smartphone mới. Hai Ẩu vốn… ẩu, nên tỉnh bơ ngồi nghe!


Nhà phát minh khoe là hãng của ổng sắp tung ra thị trường một loại xì-mát-phôn mới với tính năng độc đáo chưa từng có trên bất kỳ mô-đen nào khác trên thế giới. Tính năng này tạo một bước ngoặt mới trong lịch sử sản xuất điện thoại, do đó sản phẩm của ổng đáng được xếp vào một chủng loại mới, đó là vé-ri xờ-mát-phôn!

18 thg 11, 2013

Khổng Tử đi mua nệm giường

Thầy Tử Cống - môn đồ của Khổng Tử - một hôm bỗng tìm đến sư phụ.

Khổng Tử điềm đạm hỏi: Con học nơi ta đã thành tài, nay hà cớ chi phải đến tìm ta nữa?

Tử Cống lễ phép đáp: Thưa thầy, thầy dạy con về đạo làm người, con đã hiểu. Ngặt nỗi, thời buổi này mà không hiểu về công nghệ thông tin thì không ổn, vì vậy con đến xin thầy dạy thêm cho con một khoá về IT để thích nghi với thời đại a còng ạ!

Khổng Tử lắc đầu: Con sai rồi! Ta là thầy con, nhưng chỉ dạy con về đạo làm người thôi chứ ta biết gì về còm-piu-tơ mà dạy. Chuyện gì ra chuyện đó, đâu phải ỷ làm thầy rồi muốn dạy gì thì dạy hở con?

Tử Cống lại lễ phép đáp: Dạ thưa thầy, con đã hiểu. Vậy mong thầy chỉ giúp con chỗ nào dạy đàng hoàng để con đăng ký học ạ.

17 thg 11, 2013

Ai là sư phụ?

Tui là sư phụ!

Đúng vậy, tui là thầy giáo dạy công nghệ thông tin trong một trường cấp 3. Thầy dạy giỏi hẳn hoi đó nghen. Học trò tui đi thi Tin học không chuyên của thành phố, toàn quốc rinh về cả đống giải thưởng. Hàng trăm đứa học sinh của tui thi đậu vào đại học. Mỗi năm cứ đến ngày 20 tháng 11 là tụi nó lại nhớ tới thầy, đến nhà chúc mừng thật đông. Tui vui và hãnh diện được là sư phụ của chúng!



Là thầy giáo dạy công nghệ thông tin, hiển nhiên tui có một blog để bọn học sinh vào đó trao đổi thông tin, cũng là nơi để chúng hỏi bài, tui giảng bài cho chúng. Tui bắt mỗi đứa phải làm một blog. Thầy trò trao đổi với nhau về lập trình, về đủ thứ. Thế rồi khi bọn chúng ra trường rồi, blog ấy vẫn còn giữ, bọn chúng vẫn tiếp tục liên hệ với tui qua mạng. Có khi hỏi về kiến thức, có khi là tâm tình thầy trò… Tui tiếp tục là sư phụ của chúng trên không gian ảo.

15 thg 11, 2013

Ngồi bên dòng sông

Dọc bờ sông Đồng Nai ở thành phố Biên Hòa có rất nhiều quán cà phê. Mỗi quán mỗi vẻ, tùy gu hoặc thói quen của từng người mà bạn sẽ chọn quán phù hợp. Đặc điểm chung của các quán là đều nhìn ra sông Đồng Nai, mà đoạn sông Đồng Nai ấy thật là hữu tình với những cây đa buông rể lòa xòa bên sông, những cây bàng đổ lá trôi theo dòng nước.


Sông Đồng Nai. Ảnh: PHN

Ngồi bên dòng sông, bạn không chỉ hưởng làn gió mát, ngắm sông nước hữu tình mà còn lặng nhìn dòng lịch sử chảy dài, như dòng thời gian từ mấy trăm nước miệt mài chảy mãi đến ngày hôm nay.

13 thg 11, 2013

Chuyện tào lao

Nè, biết tin gì chưa? Blogger QC vừa đưa lên tường nhà Phây-búc của ổng một đường link mới kìa. Mới ba chục phút mà đã có cả trăm cái còm-men! Rút điện thoại ra, vô Phây-búccòm liền đi cho kịp với người ta!

Hả? Hổng biết blogger QC là ai hả? Quê một cục! Ổng nổi tiếng lắm mừ, tui có tên trong friend list của ổng đó (nghĩa là tui… cũng nổi tiếng!!!). Vô Phây-búc để còm-men trên trang của ổng đi, để chứng tỏ mình sành điệu đi!

Hả? Hổng biết đưa đường link lên tường Phây-búc là sao hả? Sao mà củ chuối vầy nè trời? Để tui giải thích cho mà nghe: là ổng viết cái gì đó trên trang web hay blog của mình, rồi ổng dán cái đường link trang đó trên tường Phây-búc kèm theo lời dẫn dắt tóm tắt. Khi mình click vô đường link đó thì sẽ được dẫn tới để đọc bài viết. Hiểu chưa? Khi mình đọc bài đó xong thì góp ý, nhận xét lên tường, gọi là còm-men. Hiểu chưa?




12 thg 11, 2013

Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ chẳng bao xa, nhưng đi chợ nổi thì phải đi sớm vì chợ mau tan lắm. Đi cỡ 5, 6 giờ sáng là vừa - trễ hơn nữa ra tới đó chỉ còn thấy sông chớ không thấy chợ nữa.

Ai chở các bạn đi? Tui - Hai Ẩu - chớ còn ai nữa. Ráng bình tĩnh mà giữ mạng đi nha!


Ra tới chợ nổi rồi nè. Cái "cửa hàng" rau quả này nhiều hàng ứ hự luôn, thấy hông. Cửa hàng này không xài bảng hiệu, mà chào hàng - tiếp thị bằng một cây sào trên đó treo toòng teng các sản phẩm - hàng hóa của mình. Dân miền Tây kêu là bẹo hàng.

10 thg 11, 2013

No Question!

Hai Ẩu được mời tham dự một buổi hội thảo về giải pháp ứng dụng phần mềm. Đầu buổi, Hai Ẩu còn lờ mờ hiểu được vấn đề, nhưng càng nghe, càng lơ mơ, và cuối cùng là mù tịt, hổng hiểu gì hết. Sợ người ta nhìn thấy gương mặt ngơ ngác của mình sẽ biết mình... ngu, nên Hai Ẩu len lén chuồn ra ngoài, kiếm chỗ ngồi “nghỉ mệt” ở hành lang phòng họp.

Vừa bước ra ngoài, Hai Ẩu đã gặp một anh chàng ngồi sẵn đó từ hồi nào. Thầm nghĩ, chắc thằng cha này giống mình, thậm chí còn "ngu" hơn mình nữa vì hắn chuồn ra trước cả mình kia mà, Hai Ẩu bỗng thấy đồng cảm và nảy ra ý muốn làm quen.

Lân la đến gần anh ta, Hai Ẩu bắt chuyện: Nội dung hội thảo cao siêu quá, hả anh?

Anh ta lườm Hai Ẩu, nói: Trò trẻ con ấy, nghe mà phát chán!

8 thg 11, 2013

Tư vấn sửa chữa máy tính

Chuyện này xưa rồi, giờ quởn kể lại nghe chơi.

Đường dây nóng reo lên, phía bên kia một giọng nói nằng nặng phàn nàn:
  • Alô, công ty X phải không? Cho người tới kiểm tra bảo hành dùm máy của tui!
  • Dạ, xin anh cho biết tình trạng của máy để chúng tôi tư vấn. 
  • Cái “quọt” trên máy bị đứng rồi, không chạy được nữa. Mấy anh tới thay dùm tôi!

3 thg 11, 2013

Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn

Hồi mới giải phóng, lứa tuổi teen như tôi (teen là nói theo kiểu bây giờ cho dễ hiểu, chớ hồi đó không có khái niệm teen à nghen!) khoái hát bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (nhạc: Hoàng Hiệp - thơ: Phạm Tiến Duật). Khoái hát bởi vì đó là bản nhạc trữ tình lãng mạn và êm ái hiếm hoi giữa vô số những bài hung hăng, gào thét khác (Tiến về Sài Gòn, Sài Gòn quật khởi, Bão nổi lên rồi...).

Bài hát mở đầu nhẹ nhàng như lời tâm sự:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

và kết thúc bằng âm điệu vút cao tha thiết

Từ bên em đưa sang bên nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn


2 thg 11, 2013

Chuyện rất là "chuối"

Tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, xứ có nhiều chuối.

Chuối và đậu là 2 loại cây ngược nhau. Trồng đậu làm tốt đất, còn chuối làm mất sức đất. Bởi vậy, người ta ít trồng chuối ở vùng đất màu mỡ mà tận dụng trồng ở những vùng đất đá, là nơi không trồng được các loại nông sản khác (các bạn thấy chuối trên những vùng đèo cao, cũng là vì lý do này).

1 thg 11, 2013

Bi kịch của Kiều Phong

Trích Thiên long bát bộ của Kim Dung - Hồi 15

Trong rừng hạnh ngoài thành Vô Tích, bang chủ Cái bang Kiều Phong đang đứng giữa bang chúng, Đoàn Dự cùng các cô nương Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích ở bên ngoài.


Kiều Phong gằn giọng hỏi:
  • Kẻ nào buông điều tiếng về Kiều mỗ, và đã nói những gì, xin các huynh đệ hãy thẳng thắn cho Kiều mỗ biết

31 thg 10, 2013

Người đến từ Triều Châu

Đó là tên một bộ phim truyền hình, cũng là một bài nhạc Hoa nổi tiếng mà chắc là nhiều bạn đã nghe qua.

Trước khi đọc nội dung bài này bạn hãy nghe bài hát ấy để thư giãn nhé


Người đến từ Triều Châu
Trình bày:
Trường Vũ.


Ở Việt Nam có một nơi rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Đúng rồi, đó là xứ Bạc Liêu.

Trái thù lù

Hi hi, đây là trái thù lù nè




Cây thù lù mọc hoang, không cần trồng, không cần mua, mà... ăn được. Bóc lớp bao mỏng bên ngoài ra là thấy trái thù lù múp míp, bóng lưỡng như... trái nho (chắc múp míp như vậy nên nó có tên là thù lù, nhưng nghĩ lại trái cây thiếu gì thứ tròn múp như vậy mà chỉ có nó ưu tiên mang tên thù lù?).

30 thg 10, 2013

Nhỏ hơn cù lao thì gọi là gì?

Đảo là một vùng đất liền nổi lên giữa biển khơi.

Giống như đảo, nhưng nhỏ hơn thì gọi là hòn.

Nhỏ hơn hòn, và nằm trên sông thì gọi là cù lao.

Vậy đố bạn, cũng ở giữa bốn bề sông nước như vậy mà nhỏ hơn cù lao thì gọi là gì?

Cù lao trên sông Tiền


29 thg 10, 2013

Tui đi khám bịnh

Tui bị viêm tai giữa. Nhức buốt ở trong tai, sưng tấy vành tai, mủ từ trong tai chảy ra phát ớn.


Bịnh thì phải đi khám bác sĩ. Tui phân vân không biết đi đâu. Khám ở bịnh viện công thì hổng dám rồi, vì họ... ẩu còn hơn Hai Ẩu nữa! Khám ở các phòng khám tư nhân bên ngoài thì e rằng họ không có đủ phương tiện, thiết bị để cứu chữa. Thằng con tui biểu hiện sự quan tâm tới ba nó bằng cách quyết định tới một bịnh viện tư, trong tên có chữ Quốc tế.

Bịnh viện này cực kỳ sang trọng (quốc tế mà!), có những dàn máy móc y khoa hiện đại, vô đó có cần nội soi, siêu âm gì gì đó để chẩn đoán thì có sẵn máy ngay. Chắc là tiền khám bịnh mắc lắm (quốc tế mà!), nhưng sức khỏe là trên hết, tiếc tiền sao được phải không các bạn.

Tại khoa Tai-Mũi-Họng, ông bác sĩ rọi đèn vô lỗ tai tui rồi nói: Chưa thấy ca nào tệ như thế này! Ổng dùng oxy già xịt xịt, rửa rửa trong lỗ tai tui, xong rồi phán: Phải nhập viện ngay!


Bên cầu biên giới

Vì những nỗi niềm riêng, mỗi lần dự một đám cưới, trong lòng tôi lại dâng lên nhiều tâm sự.

Lần này về dự đám cưới ở quê nhà Long Khánh, chú rể là người sắp bước sang tuổi 40, và là chú nhóc hàng xóm ngày nào.

Hai nhà ở sát nhau, cả tuổi thơ của anh em tôi gắn với tuổi thơ của anh em nhà hàng xóm. Ký ức gần nhất của tôi về chú rể là... một thằng nhóc 6 tuổi, chạy lon ton theo các anh, thỉnh thoảng lại khóc nhè vì bị bắt nạt. Đó là hồi năm 1977, năm tôi rời Long Khánh để vào đại học, và xa mãi đến nay...

Có ai ngờ thằng nhóc 6 tuổi khóc nhè lại lấy vợ nhỉ?

Chú rể lấy vợ muộn. Các anh của chú và các anh nhà hàng xóm (là chúng tôi) đều đã có vợ có chồng lâu rồi. Các đứa con đã lớn, lớn hơn chúng tôi ngày đó nhiều...

Lâu lắm rồi những đứa trẻ ngày nào mới có dịp cùng gặp lại nhau, cùng nhìn những đứa trẻ con cháu tái hiện hình ảnh xa xưa của mình. Và chú rể - như một gạch nối - nối giữa hai thế hệ, nối giữa quá khứ và hiện tại.


28 thg 10, 2013

Sừng tê giác


Trong ảnh là một mẩu sừng tê giác nhỏ, còn cái bên ngoài là một bàn mài có độ cứng rất cao để mài sừng hòa với nước và uống.

Xuất xứ của nó là như thế này:  Khoảng năm 2003, ông Nguyễn Minh Triết (lúc bấy giờ là Chủ tịch nước) bị ung thư rất nặng. Ông điều trị ở Singapore, bên cạnh đó ông được biếu sừng tê giác để chữa trị (cỡ ông thì được biếu vật quý là chuyện bình thường và chắc chắn là sừng tê thật!). Không biết nhờ bệnh viện Singapore hay nhờ sừng tê giác, ông khỏi bệnh. Hết bệnh rồi, sừng tê còn dư, ông tặng một số thân hữu.


25 thg 10, 2013

Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày xưa, xưa lắc có đôi tình nhân yêu nhau đắm đuối. Chàng là Ngưu Lang, nàng là Chức Nữ. Cả hai say đắm trong men tình nên chểnh mãng việc Ngọc Hoàng đã giao. Ngọc Hoàng trừng phạt hai kẻ yêu nhau bằng cách đày hai người kẻ ở đầu sông, người cuối dòng sông Ngân.

Từ đó và nhiều ngàn năm sau nữa, đôi uyên ương xa cách nhau trong nỗi nhớ đằng đẵng, mỗi năm họ chỉ được gặp nhau một lần vào tháng Bảy. Nước mắt trùng phùng làm nên những cơn mưa ngâu sụt sùi không dứt.

Nhiều ngàn năm, Ngọc Hoàng vẫn chẳng động lòng và cho rằng đó là hình phạt xứng đáng dành cho những kẻ có tội.



24 thg 10, 2013

Nhân viên tóc vàng

Hồi đó có lần thông qua Trung tâm Dịch vụ Việc làm, tui tuyển được một cô nhân viên bán hàng xinh đẹp. Tóc đen chứ không phải tóc vàng, thế nhưng vì người ta thường gọi người đẹp là Tóc Vàng, bởi vậy tui gọi tên cô ta là Tóc Vàng cho tiện vậy.

Hình chỉ có tính chất minh họa. Hà hà!

Với ngoại hình xinh xắn, tui phân công Tóc Vàng làm nhân viên bán hàng để... dụ khách. Ngoài ra, khi có dịp tổ chức triển lãm thì phân công cô đứng trực gian hàng cho nó... tươi sáng cái gian hàng của mình.

23 thg 10, 2013

Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha

Ở thời buổi này chuyện gì mà chẳng xảy ra được. Bởi vậy chuyện Đông Ki Sốt gặp Lục Vân Tiên cũng là bình thường thôi!

Người ta không biết chắc hai nhân vật này gặp nhau lần đầu như thế nào. Có thể qua Phây-búc, có thể qua diễn đàn nào đó... nhưng chắc chắn là họ gặp nhau qua Internet.


Đông Ki Sốt, nhà hiệp sĩ tài ba xứ Mancha vốn là người mê đắm chuyện kiếm hiệp, luôn mơ ước ra đi hành hiệp xóa mọi áp bức bất công. May cho Đông Ki Sốt quá, giờ này ông không cần phải cưỡi con ngựa ròm Rô-xi-năng-tê đi lông bông nữa, mà chỉ cần cưỡi con dế thông minh lướt qua Phây-búc là biết đủ mọi thông tin trên đời. Phải nói là những thông tin trên mạng bây giờ nhảm nhí gấp vạn lần truyện hiệp sĩ mà Đôn Ki Sốt đã đọc ngày nào. Chuyện bé xé ra to, chuyện không nói thành có, chuyện vớ va vớ vẩn cũng thành chuyện hot. Đông Ki Sốt chả cần tưởng tượng cái cối xay gió thành gã khổng lồ nữa, vì đã có những tay đưa tin trên net tưởng tượng dùm ông. Nhà hiệp sĩ tài ba của chúng ta cũng chả cần vung cây giáo rỉ sét của mình lên cho mỏi tay, ông chỉ cần nhận xét búa xua bằng những lời lẽ dao to búa lớn vào tin ấy (có thể là comment ở một blog, một trang mạng xã hội, hoặc ngay trong các tin của báo điện tử, báo nào mà chả có phần góp ý cho bài đăng!). Đông Ki Sốt hả hê lắm!


22 thg 10, 2013

Làm thế nào khi bị trộm laptop?

Tuần trước, nhà báo Phan văn Tú vừa cho bọn trộm mượn cái laptop của mình.


Bỏ qua chuyện máy mắc tiền hay máy cùi bắp, mới mua hay xài lâu rồi - chuyện mất tài sản là cái laptop chỉ làm tim anh co thắt hơn bình thường một chút, điều khiến anh cảm thấy ruột mình bị chặt ra từng khúc, từng khúc, băm tới băm lui chính là toàn bộ dữ liệu chứa trong ấy đã tiêu diêu miền cực lạc.

Như bao nhiêu thằng cha bị mất trộm khác, và như bao nhiêu lần bị mất trộm trước, nhà báo Tú đi báo công an và đăng bố cáo mất trộm.

Ta đã nói rằng đối với nhà báo (mà hổng phải nhà báo cũng vậy) dữ liệu trong laptop quý hơn bản thân cái laptop nhiều lần. Mất laptop mua cái mới được, nhưng mất dữ liệu thì... thôi rồi, Lượm ơi! Bởi vậy nhà báo Tú thà hy sinh tất cả chớ hông chịu mất dữ liệu, hông chịu làm người không có thông tin. Thằng kẻ trộm quý hóa nào đó cứ chôm mẹ nó cái laptop của anh đi, đem bán quách đi, miễn là nó đem trả lại cho anh dữ liệu thì anh chẳng những không kết tội nó, mà còn thưởng tiền cho nó, dành cho nó tình thương yêu thắm thiết nồng nàn.

Ta như con chuồn chuồn...

Ta như con chuồn chuồn, ngủ trên đầu ngọn cỏ cùng cơn mưa...

Xin lưu ý rằng cái gã mặc áo đen không phải là chuồn chuồn, hắn chỉ "như con chuồn chuồn" thôi, và đang đi chụp hình bạn chuồn chuồn của hắn.



21 thg 10, 2013

Người nước ngoài

Tôi về miền Tây Nam bộ, ở một nơi có nhiều người Khmer sinh sống. Tôi trò chuyện với một chú bé Khmer:
  • Con nói tiếng Khmer hay tiếng Việt?
  • Dạ, 2 thứ tiếng luôn.
  • Chà, giỏi quá. Mới chừng này tuổi mà đã biết 2 thứ tiếng rồi. Chú già đầu như vầy cũng mới lõm bõm được mấy chữ tiếng Anh thôi đó! Đâu có rành được 2 thứ tiếng như con!
  • Dạ, con nói được một thứ tiếng nước ngoài nữa. Vậy là biết tới 3 thứ tiếng lận đó chú!
  • Trời, giỏi dữ vậy dó hả? Tiếng gì nữa? Tiếng Anh hay tiếng Tàu?
  • Dạ hông, hổng phải!
  • Vậy chớ tiếng gì?
  • Tiếng Bắc!
Hóa ra chú nhóc này hiểu rằng giọng Bắc tiếng Bắc, giống như một thứ tiếng nước ngoài vậy!



20 thg 10, 2013

Có những ngày...

Ngày sinh của má tui theo dương lịch là 8 tháng 3, đúng ngày Quốc tế Phụ nữ. Xưa, tới ngày ấy dù đang thuở hàn vi hay khá giả, có quà hay không có quà, mấy đứa con cũng quây quần bên má chúc tụng thương yêu. Mừng ngày Quốc tế Phụ nữ cũng đúng, mừng sinh nhật Má cũng phải...

Rằm tháng Bảy Vu lan, mọi đứa con đều nhớ tới Má, tới Ba. Vui thuở còn cài hoa hồng trên ngực áo. Và bây giờ lặng lẽ trong khói hương vì Ba Má đã xa khơi.




VIP (Very Important Patient)

Có một nhân vật rất quan trọng được một nhân vật rất đặc biệt chở gấp đến bịnh viện. Nhân vật quan trọng ấy là Ba Trợn, nhân vật đặc biệt ấy chính là Hai Ẩu.

Chẳng biết Ba Trợn bịnh gì, chỉ biết là hắn luôn miệng than bịnh, không thể sống nổi. Và cũng bởi vì thế, Hai Ẩu không thể chịu nổi, đành phải chở hắn tới bịnh viện.

Bác sĩ khám. Ba Trợn rên rỉ: Bác sĩ ơi, tui bị sốt, sốt nặng lắm. Mỗi ngày mấy cơn sốt.

Bác sĩ đo thân nhiệt và xác định rằng thân nhiệt của Ba Trợn bình thường. Hắn không chịu, miệng lãi nhãi: Tui sốt thiệt mà bác sĩ ơi. Bác sĩ coi trên mạng đi, mỗi ngày hàng chục bài đăng trên đó với câu: Cộng đồng mạng lên cơn sốt, cư dân mạng phát sốt... Tui là cư dân mạng, tui không sốt mới là lạ!

19 thg 10, 2013

Thật ra là có sai đâu!

Chân dung người bán báo và mua báo

1.

Bạn tui làm nghề báo.

Tui nói với ảnh là báo chí phải đưa tin thiết thực, phản ảnh chính xác cuộc sống.

Ảnh "sửa mo-rát" tui, nói là phải đưa tin thiết thật chứ không phải thiết thực.

Tui cãi, nói rằng thật là từ Việt, còn thực là từ Hán Việt. Chữ thiết là Hán Việt, do đó phải đi với chữ thực, thành thiết thực mới đúng.

Ảnh vẫn bảo lưu ý kiến, cho rằng nhà báo phải đưa tin thiết thật.

Tui tức anh ách, nghĩ thầm: Thằng cha này là nhà báo mà chữ nghĩa trật lất!

Về nhà ngẫm nghĩ, tui vô tình nói lái 2 chữ thiết thật thành... thất thiệt. Lúc ấy mới biết nhà báo mình thâm thúy quá xá!

18 thg 10, 2013

Biển đen vẫn đen, người đi sao đành?

Mười năm trước, tôi đến bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, Bến Tre với sự tò mò muốn biết biển miền Tây khác biển Vũng Tàu và biển miền Trung thế nào. Đường đi không xa lắm (hơn 130 km nếu xuất phát từ TPHCM, hơn 160 km nếu xuất phát từ Biên Hòa) nhưng cực kỳ khó đi và mất thời gian. Hồi đó chưa có cầu Rạch Miễu, qua phà Rạch Miễu lâu lắc lâu lơ. Qua đến thị xã Bến Tre (hồi đó chưa là thành phố) đường từ đó về Bình Đại nhỏ và xấu, rất khó đi. Còn từ trung tâm huyện Bình Đại ra đến xã Thừa Đức - nơi có bãi biển - lại càng khó đi hơn nữa, đến mức có thể gọi là không có đường cũng được.

Và đến nơi, thật thất vọng. Biển đen ngòm như thế này:



17 thg 10, 2013

Tản mạn Cửu Long Giang

Từ thuở xa xưa, phần sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt Nam vẫn thường được gọi là sông Cửu Long hay Cửu Long Giang. Trường ca Con đường Cái quan của Phạm Duy có đoạn:

Cửu Long Giang! 
Gió về vui trên sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng
Ôm trọn đứa con...

Giai điệu mênh mang lồng lộng như tính phóng khoáng của người miền Tây Nam bộ.


Chín con rồng đây là chín cửa sông Mê Kông đổ ra biển. Nhánh sông Hậu đổ ra biển bằng 3 cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc và cửa Trần Đề. Nhánh sông Tiền đổ ra biển bằng 6 cửa: cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Cung Hầu, cửa Cổ Chiên, cửa Hàm Luông và cửa Ba Lai.


Bản đồ do người Pháp lãp hồi đầu thế kỷ trước với 9 cửa sông, hiện còn treo ở Bưu điện Trung tâm TPHCM. Đánh số từ 1 đến 9 do anh Khiếu văn Chí thực hiện

Trớt quớt nghĩa là sao?

Tui tra trong mấy cái tự điển, hổng thấy dịch chữ Trớt quớt sang tiếng Anh là gì hết!

Nhưng chắc chắn các bạn chỉ cần nghe hai tiếng trớt quớt thì hiểu là gì rồi. Cái vần ớt ớt, và cái âm trờ quờ nghe lên là biết trớt quớt liền, không cần giải nghĩa! (mà phải đọc theo giọng Nam bộ á, đọc theo giọng Bắc nghe nó hổng đúng điệu!).


Tui tổ chức một buổi hội thảo để trình bày một phương án ứng dụng công nghệ thông tin. Tui chuẩn bị công phu lắm à nghen. Về phía diễn giả (là tui á) đã chuẩn bị sẵn một bài thuyết trình với đầy đủ số liệu, dẫn chứng hùng hồn, được trình bày bằng Power Point rất sinh động, dễ hiểu và hấp dẫn. Về phía khách mời, toàn là những người có vai vế, đại diện cho các ban ngành.

Tui trình bày một cách say sưa phương án mới của mình, các đối tác vừa nghe vừa gật gù. Xem chừng họ hiểu và tâm đắc với phương án của tui lắm, thiệt là mát lòng mát dạ. Xong, đến phần phát biểu ý kiến của các vị khách. Lạ, bà đại diện ngành tài chính nói một bài dài về… quản lý tài chính. Ông đại diện ngành xây dựng thì nói về chuyện xây dựng cơ bản. Một số doanh nghiệp đứng lên xin phát biểu ý kiến thì toàn là giới thiệu, tranh thủ quảng cáo về doanh nghiệp của mình (cơ hội có mặt nhiều quan khách mà!). Không ai phát biểu gì ăn nhập với phương án tui vừa trình bày cả. Nói chung là họ hổng ủng hộ, cũng hổng bác bỏ phương án - hay nói cách khác họ chẳng hiểu gì hết (cũng có thể là từ nãy tới giờ họ… hổng nghe gì hết, chỉ già bộ gật gù cho vui vậy thôi). Tui lẩm bẩm: Thiệt... trớt quớt!
...

16 thg 10, 2013

Ở trong lòng...

Đến nay quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua được 2 ngày rồi. Trong những ngày cả nước chia buồn với mất mát lớn của Dân tộc, tôi không hề có một dòng cảm xúc trên Facebook hay trên blog. Tôi chỉ đọc, nghe và nhìn... Không, không phải tôi vô tình với nỗi đau chung này. Tôi chỉ thấy mình quá tầm thường, nhỏ bé để nói lên điều gì đó. Trên mạng, mọi người bày tỏ niềm kính yêu, ngưỡng mộ sâu xa, nhưng cũng có không ít người lên tiếng phủ nhận những giá trị vĩnh hằng với đầy vẻ hằn học.

Đêm 14/10, một ngày sau quốc tang, một nhóm những doanh nhân ngồi uống cà phê họp mặt cùng nhau. Họ không phải là những đại gia đâu nhé. Gọi là doanh nhân chỉ vì họ là những ông chủ cơ sở kinh doanh. Chủ xưởng mộc, chủ xưởng cơ khí... những cơ sở làm ăn nhỏ từ hộ kinh doanh cá thể mà nên. Họ không giàu, trái lại đang khốn khổ trước nền kinh tế bấp bênh. Họ không nổi tiếng nên không hề được mời dự hội nghị tôn vinh doanh nhân Việt vừa mới được tổ chức (13/10). Họ gặp gỡ nhau để chia sẻ những khó khăn trong thời buổi này.

Qua vài câu chuyện mào đầu, bỗng có ai đó nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế rồi người này nối tiếp người kia kể những điều mình biết về Đại tướng với một niềm thán phục vô biên. Họ quên đi những chật vật cơm áo đời thường, quên đi mục đích cuộc gặp đêm nay để chỉ bày tỏ tấm lòng với một vĩ nhân vừa vĩnh biệt chúng ta. Tôi xin nói thêm với các bạn là những người này hầu hết đều không biết đến mạng xã hội, nên chắc chắn là họ không có dịp nói lên tình cảm của mình trên Facebook, lên cái mà ta gọi là cộng đồng mạng. Họ đang nói với nhau, nói với cả tấm lòng...